Ngôi nhà Gió thoảng

22/11/2015 15:05 GMT+7

Là một kiến trúc sư nổi tiếng của Mỹ, cơ duyên khiến Mel Schenck đến sống tại VN và xây dựng tổ ấm ở nơi này.

Là một kiến trúc sư nổi tiếng của Mỹ, cơ duyên khiến Mel Schenck đến sống tại VN và xây dựng tổ ấm ở nơi này. 

“Ngôi nhà Gió thoảng” - tên mà KTS Mel đặt cho ngôi nhà “đặc sệt chất VN”, theo lời của ông - ở Q.Tân Phú - đã thu hút sự chú ý khắp thế giới sau khi được giới thiệu trên trang web kiến trúc ArchDaily vào tháng 9 vừa qua. 
Với trên 40 năm kinh nghiệm, kiến trúc sư Mel Schenck từng làm việc tại một trong những công ty kiến trúc lớn nhất ở Mỹ, đảm nhận nhiều cương vị bao gồm giám đốc dự án và quản lý các dự án trùng tu kiến trúc lịch sử và xây dựng các công trình của chính phủ ở San Francisco.
Năm 2005, một người quen mời ông qua VN để giám sát một dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng. Sau 30 năm sống ở San Francisco “lạnh lẽo và bảo thủ”, ông nắm ngay lấy cơ hội này để trở lại VN. Nói “trở lại” là vì KTS Mel đã từng đến VN năm 1971 để quản lý các hợp đồng xây dựng dân sự như rạp chiếu phim, bệnh viện và cầu.
Ngôi nhà Gió thoảng 2
Từng “xê dịch” qua nhiều đô thị - Kuala Lumpur, Thượng Hải, Tokyo, Mexico City, New York, Portland, Los Angeles và San Francisco, với ông TP.HCM vẫn là nơi yêu thích nhất. Hiện tại, ở tuổi 69, ông đã chọn đây làm nơi dưỡng già. Đầu năm nay, ông cùng vợ, một phụ nữ Việt, xây tổ ấm của họ - một ngôi nhà “đặc sệt chất VN”, theo lời của ông - ở quận Tân Phú.
“Ngôi nhà Gió thoảng” - tên mà KTS Mel đặt - đã thu hút sự chú ý khắp thế giới sau khi được giới thiệu trên trang web kiến trúc ArchDaily hồi tháng 9 năm nay (link: http://www.archdaily.com/773148/breeze-house-mel-schenck).
KTS Mel cho biết ngôi nhà được xây dựng trong vòng 6 tháng theo một bản vẽ mà theo ông là “thử nghiệm 3 nguyên tắc thiết kế” thường gặp ở Nam bộ. Đầu tiên là kết hợp hài hòa trong - ngoài: diện tích xây dựng chỉ chiếm 60% diện tích đất, còn lại là sân vườn, và mỗi phòng đều được mở rộng bằng ban công. Kế đến là ứng dụng cách thông gió truyền thống với giếng trời trung tâm và khoảng thông gió trên các vách ngăn phòng. Và cuối cùng là giàn song thép phủ lên cả nhà lẫn vườn.
Ông Schenck lý giải về việc làm giàn song bên ngoài chứ không phải chấn song cho từng khung cửa như thường thấy: “Tôi đã từng ở những căn nhà có cửa sổ gắn song sắt và cảm giác như đang ở trong tù. Ở trong “lồng chim” như thế này vẫn hơn”.
Ngôi nhà Gió thoảng 3
Ngôi nhà Gió thoảng 4
Ngôi nhà Gió thoảng 5
Ngôi nhà Gió thoảng 6Hình ảnh “Ngôi nhà Gió thoảng” của KTS Mel Schenck
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.