(TNO) Toàn cầu hóa và các lực lượng kinh tế khác đã kết hợp và trở thành nguyên nhân làm cho một phần tư số ngôn ngữ trên thế giới sắp biến mất.
|
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học từ đại học Cambridge, Anh thì 25% ngôn ngữ trên thế giới đang bên bờ “tuyệt chủng”, đó là do sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Các nhà ngôn ngữ học và nhân chủng học đã và đang làm hết sức mình để bảo tồn ngôn ngữ nhưng dường như họ bất lực trước yếu tố kinh tế. Bằng cách so sánh bộ dữ liệu ngôn ngữ với tăng trưởng GDP, các nhà khoa học tại Cambridge cho thấy có sự mất mát lớn nhất ở những nơi có mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhất.
Hãng tin UPI dẫn lời nhà nghiên cứu Tatsuya Amato rằng khi nền kinh tế phát triển, một ngôn ngữ thường đi kèm để thống trị lĩnh vực chính trị và giáo dục của một quốc gia, mọi người đang buộc phải sử dụng loại ngôn ngữ trội hơn hoặc bị loại khỏi nền kinh tế-chính trị hiện hành.
Amato thêm rằng tất nhiên mọi người đều có quyền lựa chọn thứ tiếng mà họ cần dùng. Tuy nhiên, việc bảo tồn các ngôn ngữ sắp chết là rất quan trọng để duy trì sự đa dạng văn hóa của loài người trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa.
Rất nhiều ngôn ngữ chỉ còn vài người thông thạo, ví dụ điển hình như ngôn ngữ Wichita của thổ dân phía nam Plains Indians.
Công việc của Amato và các đồng nghiệp là giúp các nhà bảo tồn ngôn ngữ triển khai hiệu quả và hệ thống hơn.
Nghiên cứu cho thấy nhiều vùng trên thế giới có ngôn ngữ bản địa đang chết dần như: Úc, tây bắc Mỹ, Canada, Hymalaya, Brazil và Nepal.
Tạ Xuân Quan
>> Cứu ngôn ngữ của Chúa Jesus
>> Ngôn ngữ của thực vật
>> Ngôn ngữ đất
>> Đã dịch được ngôn ngữ cá heo
Bình luận (0)