Về phương diện quan hệ song phương, chuyến công du được đánh giá là rất quan trọng bởi đây là chuyến thăm Hà Lan và Pháp đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc kể từ khi Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước năm 1972. Chuyến đi cũng đánh dấu lần thăm Đức đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Trung Quốc sau 8 năm.
Thời điểm chuyến đi càng thêm thuận lợi vì Mỹ và EU đang rất khúc mắc với Nga mà Bắc Kinh lại có quan hệ rất chặt chẽ và tin cậy với Moscow. Họ sẽ tranh thủ ông Tập Cận Bình hết mức để vừa thuyết phục ông tác động đến Tổng thống Nga Vladimir Putin lại vừa dùng chiêu “bên trọng bên khinh” để phân hóa Trung Quốc với Nga. Mặt khác, họ cần thúc đẩy quan hệ hợp tác với Trung Quốc để bù đắp những tác động tiêu cực từ những biện pháp trừng phạt Nga.
Nhưng dẫu Mỹ và EU có quan trọng đến mấy đối với Trung Quốc thì cũng không thể thay thế được Nga. Không “nhất biên đảo” mới là có lợi nhất cho Trung Quốc trong khúc mắc hiện tại giữa Mỹ và EU với Nga. Cho nên Trung Quốc sẽ không nghe Mỹ và EU mà hành xử bất lợi đối với Nga, đồng thời cũng chẳng công khai đứng hẳn về phía Nga trong chuyện Crimea. Có như thế thì ngư ông mới đắc lợi.
Thảo Nguyên
>> Mỹ và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga
>> Nga triển khai tên lửa, Mỹ và EU bày tỏ quan ngại
>> Mỹ và EU thỏa thuận chia sẻ dữ liệu của khách đi máy bay
Bình luận (0)