Chúng tôi hẹn gặp anh Trần Thanh Cường (SN 1978) ở một quán cà phê gần công viên Đầm Sen (Q.11 TP.HCM).
Đã hơn 14 năm kể từ khi anh bị thương nặng vì tham gia bắt cướp trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà, từng gây chấn động khắp Sài Gòn. Từ lằn ranh sinh tử và những ngày tháng kinh hoàng trên giường bệnh, anh đã tự vực dậy cuộc sống tưởng như tàn phế của mình, trở thành một ông chủ công ty âm thanh, ánh sáng trị giá tiền tỉ.
Trọng án chấn động
tin liên quan
Người đàn ông dành cả thanh xuân để bắt cướp ở Sài GònViên đạn đầu tiên không nổ, đồng thời gặp sự chống trả của chủ tiệm và người dân, chúng tháo chạy vào con hẻm mà gia đình anh Cường đang sinh sống.
Lúc này, anh Cường đang ngồi cùng người thân trước sân nhà. Khi nghe tiếng tri hô từ xa, anh lập tức nhận ra vấn đề và dặn dò người thân đừng manh động, nếu không sẽ khó bắt chúng. Chờ cho chúng chạy đến thật gần, anh Cường bất ngờ lao ra và giằng co, khống chế được một tên.
“Bỗng nhiên, tôi nghe âm thanh chát chúa vang bên tai và vùng cổ bắt đầu nóng rát. Vừa sờ lên, tay tôi đã ướt đẫm máu. Tôi bụm cổ thì máu ọc ra ào ào từ vùng miệng. Bấy giờ tôi mới biết đã bị dính đạn từ tên còn lại. Anh tôi lao ra thì bị chúng bắn sượt qua toét ngực. Ba tôi cũng bị một viên vào cổ, nhưng chỉ trúng phần mềm”, anh Cường rùng mình kể về khoảnh khắc nguy hiểm.
Anh Cường tiếp tục kể: Trên đường tháo chạy, 2 tên cướp hung hãn lại tiếp tục nã súng vào bất kì ai nhìn thấy chúng. Tổng cộng chúng đã bắn liên tục 20 viên đạn, khiến 1 người chết tại chỗ và 8 người khác bị thương. Chúng lẩn trốn nhiều nơi trong suốt quá trình bị truy nã, nhưng sau một thời gian dài không bị phát hiện, ngựa lại quen đường cũ. Chúng tiếp tục thực hiện hàng loạt vụ cướp xe máy, các tiệm vàng và tiệm điện thoại di động.
Cuối cùng, trong một lần bọn chúng đưa súng cho đồng bọn giải quyết mâu thuẫn với lực lượng dân phòng, cảnh sát phát hiện một viên đạn trùng khớp với những viên đạn gây án đêm 19.05. Những tên sát nhân bị bắt, đưa ra xét xử và nhận mức án tử hình.
|
Trở lại với hiện trường đêm 19.05, tất cả các nạn nhân trúng đạn được chở vào bệnh viện Chợ Rẫy. Anh Cường kể lại tình hình lúc đó: “Lạ là lúc bị bắn không hề thấy đau, chỉ biết rát rát vậy thôi. Lên xe cấp cứu tôi vẫn còn nhận thức được. Nạn nhân nằm đầy trong xe cấp cứu, còn máu miệng tôi tiếp tục phụt ra, văng lên cả trần xe. Sau này, tôi nghe bác sĩ nói lại, nếu đưa tôi vào trễ 5 phút thôi là chắc chắn sẽ chết, vì động mạch chủ đã bị đứt”.
tin liên quan
Dũng cảm bắt cướp, lái xe Vinasun được khen thưởngTận 10 giờ sáng hôm sau, bằng mọi sự cố gắng của bệnh viện, anh Cường tạm qua cơn nguy kịch. Anh hôn mê thêm 4 giờ nữa mới bắt đầu nhận thức trở lại.
Những ngày tháng kinh hoàng trên giường bệnh
Sau sự vụ, anh Trần Thanh Cường được sự động viên thăm hỏi nhiệt tình của lãnh đạo UBND và phía công an. Anh được trao các bằng khen với cùng nội dung “có thành tích giữ gìn trật tự an ninh xã hội” và tiền thưởng, chi phí hỗ trợ. Nhưng có lẽ không bù đắp nào bằng được cảm giác đau đớn của anh khi nằm trên giường bệnh, sau lần ra tay nghĩa hiệp đó.
Anh Cường nhớ lại: “Tôi tỉnh dậy là vì đau, đau khủng khiếp! Cả người gần như nhức buốt không tả được. Sau vài ngày tôi cảm giác tim mình như có ai cầm một chùm kim mà đâm vô vậy. Tôi được đưa đi đo điện tâm đồ, siêu âm tim, kết quả lại không có gì, chỉ là do mất máu quá nhiều. Vài ngày sau lại tiếp tục tới vùng bụng, tôi bị đau bao tử khủng khiếp. Tôi vốn ăn rất khỏe, trong khi bây giờ mỗi ngày chỉ truyền một ống thức uống nhỏ xíu, làm sao chịu nổi! Tay chân tôi bị buộc cứng, mà thực sự nếu không buộc là tôi đập đầu chết rồi. Đau không tưởng tượng được!”
Suốt một tháng trời ở bệnh viện Chợ Rẫy, anh Cường gần như thức trắng vì những cơn đau hoành hành. Vì phải mở khí quản nên anh không nói được, việc cung cấp lời khai cho cảnh sát sau đó đều được thực hiện qua một cuốn vở và cây bút đặt trên giường.
tin liên quan
Khen thưởng tập thể, cá nhân truy bắt giáo viên cướp tài sảnNằm ở bệnh viện Chợ Rẫy được 1 tháng, anh Cường xin về vì cảm thấy quá khó chịu. Hai tháng sau, anh mới bắt đầu ngồi dậy được. Người thân phải nấu cháo, rồi xay thành sinh tố cho anh uống vì không thể nhai. Lưỡi anh bị mất một phần, phải may 42 mũi, rút chỉ dần. Chiếc cổ anh lúc đó cũng ngoẹo sang một bên, phải tập vật lí trị liệu ròng rã cả năm trời. Vật chỉ nặng 2 kí anh đã không thể xách được. Suốt thời gian phục hồi sức khỏe và chỉnh hình mặt, anh đi gần như tất cả các khoa điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy.
Chưa hết, anh Cường còn cho biết: “3 năm sau khi điều trị, tôi mới có thể phục hồi răng hàm. Mà cũng đâu phải làm liền được. Đạn làm gãy ngang răng, nhiều chân răng còn sót lại, phải tiểu phẫu lấy ra. Rồi lại chờ liền nướu mới bắt đầu làm răng giả. Hết đau cái này tới cái kia ngay”.
Quãng thời gian đầy biến cố ấy, anh Cường chưa bao giờ quên được.
Bình luận (0)