Các nhà khảo cổ học phát hiện người cổ đại đã sinh sống bên trong hang động dung nham ít nhất 7.000 năm trước, thậm chí còn sớm hơn nữa, theo báo cáo đăng trên chuyên san PLOS One.
Hang động dung nham tên Umm Jirsan nằm bên trong cánh đồng núi lửa tên Harrat Khaybar, cách Medina khoảng 125 km về hướng bắc.
"Umm Jirsan hiện là hang động dung nham dài nhất ở Ả Rập Xê Út xét về chiều dài trục ngang, có độ dài 1.481 m", theo đội ngũ các nhà nghiên cứu do trưởng nhóm Mathew Stewart thuộc Đại học Griffith (Úc) dẫn đầu.
Họ phát hiện bên trong hang động nhiều xương động vật, công cụ bằng đá và gốm sứ, có niên đại ít nhất 7.000 năm trước và thậm chí sớm nhất là khoảng 10.000 năm trước.
Chuyên gia Stewart và nhóm của ông đã nghiên cứu khu vực sa mạc Ả Rập suốt hơn 15 năm và gần đây tìm thấy nhiều cấu trúc bằng đá trên bề mặt, xác nhận từng có người ở.
Tuy nhiên, khí hậu nóng, khô hanh của sa mạc làm phân hủy các vật liệu sinh học, dẫn đến khó xác định được niên đại.
Những gì vừa phát hiện đã thay đổi hiểu biết của con người về thời tiền sử của bán đảo Ả Rập.
Ông Mike Morley của Đại học Flinders (Úc) bày tỏ vui mừng vì đã phát hiện một dạng hệ thống hang động được con người dùng để ở trong quá khứ.
Các hang động dung nham cũng được đề nghị là nơi trú ẩn cho con người trong quá trình chinh phục mặt trăng và sao Hỏa.
Bí ẩn gì đằng sau 6 bộ xương dưới hang động Tây Ban Nha?
Bình luận (0)