Nhiều tuần qua, người dân khối phố 7A đã dựng lều, phân công người túc trực 24/24 không cho xe chở nguyên liệu vào Nhà máy sản xuất thép Việt Pháp. Nguyên nhân, người dân cho rằng từ năm 2014 đến nay, nhà máy này gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của mọi người.
tin liên quan
‘Nóng’ vụ nhà máy thép Việt Pháp di dời lên thượng nguồn Vu Gia - Thu BồnChiều nay (13.10), tỉnh Quảng Nam mở cuộc họp báo để phản hồi xung quanh vụ nhà máy thép Việt Pháp đang lập thủ tục di dời lên thượng nguồn Vu Gia - Thu Bồn.
Tại buổi đối thoại, đại diện UBND TX.Điện Bàn thông báo cho người dân về quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức di dời Nhà máy sản xuất thép Việt Pháp vào trước năm 2020 khỏi Cụm công nghiệp Thương Tín.
“Tuy nhiên, trong thời gian chờ di dời thì chính quyền cũng như nhân dân trên địa bàn phải tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động ổn định nhằm thu hồi bớt nguồn vốn bỏ ra xây dựng”, ông Trần Úc, Chủ tịch UBND TX.Điện Bàn đề nghị.
Tại cuộc đối thoại, ông Lê Tự Hát, sống gần Nhà máy sản xuất thép Việt Pháp, cương quyết: “Người dân đồng tình với quyết định của UBND tỉnh là di dời nhà máy thép trước 31.12.2019. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ yêu cầu nhà máy sản xuất hết lượng nguyên liệu đã nhập vào nhà máy, còn lại không được nhập mới để sản xuất đến khi di dời nhà máy”.
|
Buổi đối thoại kết thúc mà chưa tìm ra tiếng nói chung khi chính quyền vẫn đề nghị người dân tiếp tục tạo điều kiện sản xuất đến khi di dời nhà máy để có thời gian hoàn vốn, còn người dân bảo lưu quan điểm sản xuất hết nguyên liệu đã nhập thì thôi, không được nhập nguyên liệu mới.
Cuối buổi họp, người dân vẫn kiên quyết giữ chốt chặn không cho xe chở nguyên liệu sản xuất vào nhà máy.
tin liên quan
Di dời nhà máy thép Việt Pháp: Người dân được tham vấn như thế nào?
Khi được tham vấn về dự án di dời nhà máy thép Việt Pháp, 17 hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dự án di dời ở H.Nam Giang (Quảng Nam) chỉ quan tâm nhiều đến việc làm, đất sản xuất.
Năm 2012, Nhà máy sản xuất thép Việt Pháp được cấp phép hoạt động trong vòng 15 năm; tuy nhiên do sản xuất gây ô nhiễm khu dân cư nên tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương di dời lên huyện miền núi Nam Giang.
Bình luận (0)