Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử

10/09/2024 18:55 GMT+7

Chiều nay 10.9, hàng chục hộ dân tại phố Hồng Hà (P.Cốc Lếu, TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai) đang oằn mình dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.

Nước rút, người dân oằn mình dọn dẹp nhà cửa

Theo ghi nhận của Thanh Niên, từ sáng nay, tại TP.Lào Cai mưa giảm, tới chiều hửng nắng, các khu dân cư ven sông Hồng ngập 2 - 3 m nước đã rút hẳn.

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 1.

Khu vực P.Cốc Lếu (TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai) sau khi nước rút

ẢNH: TUẤN MINH

Trong khi đó, mực nước trên sông Hồng tại địa phận Lào Cai lúc 16 giờ hôm nay là 82,84 m, dưới báo động 3 là 0,66 m. Cùng thời điểm trên, mực nước trên sông Hồng tại H.Bảo Hà đo được là 60,96 m, dù nước đang rút nhanh nhưng vẫn trên mực lũ lịch sử 0,03 m.

Tại khu vực tổ dân phố 20 P.Cốc Lếu ven sông Hồng, tuy nước lũ đã rút nhưng để lại lớp bùn non dày khoảng 30 - 40 cm cùng với rất nhiều rác thải trên mọi nẻo đường, gây khó khăn cho người dân trong quá trình đi lại, dọn dẹp.

Bên trong nhà, người dân hối hả lau dọn, kê lại đồ đạc và dùng mọi cách để đẩy bùn ra ngoài. Ngoài bùn non và rác thải, rất nhiều cá mắc kẹt khi nước rút, hàng chục người rủ nhau mang vật dụng để tranh thủ vây bắt. Những tiếng cười nói vui vẻ trong lúc bắt cá khiến người dân như quên đi họ vừa hứng chịu một cơn lũ chưa từng có trong lịch sử.

Hậu quả thảm khốc sau bão Yagi: 181 người chết và mất tích, lũ sông Hồng dâng cao kỷ lục

Hãi hùng cơn lũ lịch sử

Sống hơn 30 năm tại TP.Lào Cai, bà Trần Thị Huế (30 tuổi, trú P.Cốc Lếu) vẫn chưa hết bàng hoàng khi trong đời bà chưa từng chứng kiến trận lũ nào lớn như vậy. Thậm chí, bà Huế cho rằng, đây là trận lũ thế kỷ, trăm năm mới có 1 lần.

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 2.

Người dân P.Cốc Lếu đều ám ảnh trước trận lũ lịch sử

ẢNH: ĐÌNH HUY

Tay vẫn run run, bà kể, khoảng 7 giờ ngày 9.9, trời mưa to, nước dâng qua mặt đường. Bà Huế nghĩ khu vực mình đang ở cạnh sông Hồng, hệ thống thoát nước tốt, thêm nữa, bờ kè cao, nước khó tràn vào.

Thế nhưng, trái với suy nghĩ của bà, thời gian càng qua đi thì nước lũ lại càng dâng nhanh. Trong nhà vốn dĩ chỉ có hai vợ chồng già, chẳng thể chuyển được đồ đạc. Hai người loay hoay từ sáng đến trưa chỉ chuyển được một số đồ dùng thiết yếu lên tầng 2, bỏ lại máy giặt, tủ lạnh, bàn ghế, lò vi sóng...

Đến 14 giờ chiều cùng ngày, căn nhà của bà bị ngập hết tầng 1. "Lũ lớn quá, chúng tôi trở tay không kịp. Sống bao nhiêu năm trên đất này, tôi không nghĩ sẽ bị ngập như thế, nếu biết được, tôi đã thuê một chuyến ô tô chở đi là xong rồi", bà Huế nói và cho rằng, cơn lũ rất khủng khiếp, nó như con quỷ dữ nhấn chìm mọi thứ.

Nhà bị ngập, vợ chồng bà Huế mắc kẹt trên tầng 2, không có đồ ăn, trong khi nước đã ngập vào nhà khoảng 3 m và ngoài trời vẫn mưa, hai người rất lo sợ.

"Đến tối, lực lượng quân đội, công an bơi qua từng nhà để di dời những người dân bị ngập. Thấy vợ chồng tôi vẫn trong nhà, hàng xóm hét lên "trong này vẫn còn 2 người già", ngay lập tức, các chiến sĩ đạp cửa, bơi vào trong nhà, dùng thuyền đưa chúng tôi ra ngoài", bà Huế nhớ lại.

Khi ra ngoài an toàn, bà Huế cho rằng, hai vợ chồng di dời là quyết định đúng đắn bởi "nếu ở lại mà nước lũ như thế chẳng biết chuyện gì xảy ra, còn người thì còn của". Đến 9 giờ sáng 10.9, nước lũ rút xuống còn ngang người, bà bắt đầu lội vào nhà dọn dẹp và thống kê thiệt hại.

Nỗi ám ảnh của bà Huế cũng là cảm xúc chung của người dân nơi đây, họ đều cho rằng, từ khi sinh sống ở thành phố này, chưa từng chứng kiến trận lũ nào như vậy.

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 3.

Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai giúp đỡ người dân dọn dẹp

ẢNH: TUẤN MINH

"Nhà tôi 2 lần kê cao tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát, máy chụp X-quang… bằng ghế nhưng đều bị lũ nhấn chìm. Nước lũ lên cao hơn đầu nên tôi xác định bỏ, vì nếu cố quá sẽ bị ảnh hưởng đến tính mạng", bà Hằng, người dân P.Cốc Lếu, chia sẻ.

Nhẩm tính thiệt hại, bà Hằng cho hay, gia đình bà bị mất hàng trăm triệu đồng vì hỏng nhiều máy móc liên quan đến y tế. Bà cho rằng, nếu được cảnh báo sớm hơn, người dân đã không thiệt hại như thế.

"Trận lũ này hơn trận lũ lịch sử năm 2008 nhiều. Tuy nhiên, năm 2008 chúng tôi được cảnh báo mỗi tiếng 1 lần qua điện thoại còn trận này thì không, thế nên đa số người dân chủ quan nên trở tay không kịp", bà Hằng nói.

Chiều cùng ngày, có rất nhiều chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai cũng có mặt tại khu vực P.Cốc Lếu để giúp người dân dọp dẹp nhà cửa.

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 4.

Lũ đi, bùn và rác ở lại

ẢNH: TUẤN MINH

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 5.

Người dân gặp khó khăn khi di chuyển

ẢNH: TUẤN MINH

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 6.

Rác thải tràn ngập đường

ẢNH: PHAN HẬU

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 7.
Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 8.
Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 9.
Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 10.

Những nụ cười lạc quan sau trận lũ

ẢNH: TUẤN MINH

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 11.

Ngoài những người bắt cá, người dân tập trung dọn dẹp nhà cửa

ẢNH: ĐÌNH HUY

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 12.

Một số người dùng vòi nước áp suất cao để đánh bay bùn

ẢNH: TUẤN MINH

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 13.

Bùn đất bủa vây khắp ngôi nhà

ẢNH: TUẤN MINH

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 14.

Những đồ vật không sử dụng được người dân vứt ra ngoài

ẢNH: TUẤN MINH

Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 15.
Người dân Lào Cai hãi hùng vật lộn với cơn lũ lịch sử- Ảnh 16.

Trận lũ cũng gây thiệt hại rất lớn khi người dân TP.Lào Cai không kịp chạy đồ đạc

ẢNH: TUẤN MINH


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.