“Tôi muốn ứng dụng nghệ thuật sơn mài truyền thống với những bước thực hiện đúng cách của các cụ ngày xưa để tạo nên những họa tiết sơn mài độc đáo trên các bộ trang phục”, nhà thiết kế Xuân Thu chia sẻ.
Bắt đầu từ ý tưởng đó, trong suốt nhiều tháng, chị tìm đến Hạ Thái, làng nghề sơn mài nổi tiếng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nhưng làng nghề xưa nay chẳng còn mấy người làm, có người vẫn giữ nghề nhưng lại không muốn giúp chị bởi số lượng áo không nhiều, trong khi các công đoạn thực hiện thì rất vất vả. May mắn là cuối cùng, chị đã tìm được một người của dòng họ có truyền thống làm nghề sơn mài lâu đời tại làng hứng thú với ý tưởng và nhận lời giúp.
Nhà thiết kế Xuân Thu cũng tìm được người bạn cùng chia sẻ và hỗ trợ cho ý tưởng đưa sơn mài vào áo dài, đó là họa sĩ sơn mài Trần Hưng. Để đưa sơn mài lên áo dài, nhà thiết kế và họa sĩ thực hiện các công đoạn một cách tỉ mỉ cũng như làm một bức tranh sơn mài. Đầu tiên là tạo vó, sau đó người họa sĩ sẽ sơn sơn ta, chờ một lớp sơn khô lại quết lớp sơn mới, có khoảng 40 lớp sơn được quết lên. Tấm vóc sau khi sơn được đưa vào phòng ẩm, phun sương để tại độ bóng đẹp. Nhà thiết kế sẽ vẽ họa tiết lên trên tấm vóc, gắn vỏ trứng và vàng lên phía trên.
|
tin liên quan
Vận động nam giới mặc áo dài dịp lễTrò chuyện với nhà thiết kế Xuân Thu về những kế hoạch trong năm mới, chị háo hức khi nói tới đề tài nghiên cứu về giá trị thẩm mỹ của màu sắc trong trang phục lễ hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bộ sưu tập Lửa, trong đó đưa sơn mài vào áo dài của chị sẽ ra mắt công chúng trong tháng 3 tới. “Tôi nghĩ đến chủ đề Lửa để nói về những người phụ nữ hiện đại. Những người phụ nữ cần lửa nhiệt huyết với công việc và là người giữ lửa trong gia đình”. Nói về việc lựa chọn con đường đưa nghệ thuật truyền thống vào các thiết kế đương đại, Xuân Thu lý giải: ”Nghệ thuật truyền thống chưa bao giờ là cũ, thậm chí bây giờ đó là những giá trị tạo nên sự khác biệt với thế giới, trong đó có thời trang”.
Bình luận (0)