Đoàn Ban tổ chức giải U.21 Báo Thanh Niên đến Huế trong một buổi chiều trời mưa tầm tã, vẫn như mọi khi ông Phùng là người đầu tiên đứng đợi ở sảnh sân bay niềm nở bắt tay chào đón từng người.
Hành động giàu tình cảm đó ít nhiều để lại trong lòng những người từ phương xa đến quên đi cơn mỏi mệt sau chuyến bay dài, cảm thấy ấm áp , gần gũi như gặp lại người thân và không thể không cảm kích trước tấm lòng của một con người được mệnh danh là “tư lệnh” của bóng đá cố đô.
Trước đó, sau khi đăng cai tổ chức thành công VCK giải U.19 Quốc gia, chính HLV Đoàn Phùng là người đã tham mưu cho lãnh đạo Tỉnh đặt vấn đề với Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên và Báo Thanh Niên xin được đăng cai tổ chức tiếp VCK giải U.21.
Còn nhớ ngày chia tay giải U.19, ông Phùng đã lên trình bày hết sức thuyết phục với Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời cũng là chủ tịch LĐBĐ tỉnh Nguyễn Dung và Giám đốc Sở VH-TT Phan Tiến Dũng về tình yêu bóng đá của người hâm mộ Huế và những ích lợi bóng đá Huế thu được sau khi là chủ nhà của một giải đấu trẻ tầm cỡ .
Dẫu biết việc tổ chức một VCK giải đấu bóng đá trẻ, dài ngày sẽ hao tốn rất nhiều công sức cũng như tiền bạc của địa phương, đặc biệt với một tỉnh nghèo có kinh phí giành cho bóng đá không cao như TT-Huế.
|
Nhà báo Quang Tuyến, ủy viên BTC giải U.21 chia sẻ: “Khi Huế để thua 2 trận và chính thức bị loại anh Phùng đã nói với tôi rằng anh ấy cảm thấy rất có lỗi vì không thoả mãn được tình yêu bóng đá của người Huế.
Tuy nhiên không thể trách những người làm bóng đá Huế được vì hiện tại các lò đào tạo trẻ khác đang phát triển quá mạnh về nhân lực lẫn kinh tế. Thêm nữa sự tâm đắc của anh ấy về một giải đấu sân Tự Do đầy ắp khán giả đã gặp cản trở của thời tiết khi đúng ngày khai mạc và vài ngày sau đó trời Huế lại đổ mưa liên tục”.
|
Ngay cả việc lãnh đạo Tỉnh có chủ trương khôi phục sân lòng chảo bằng các hoạt động thiết thực như biểu diễn đua xe nhưng cũng gặp trở ngại về kinh phí. Khi đó ông Phùng đang đi công tác xa lại trở về sát ngày tổ chức giải vì thế đã chủ động tìm cách tháo gỡ.
|
Sỡ dĩ tôi (PV) gọi ông Đoàn Phùng với cái tên thân thiện này vì ông sở hữu mái tóc dài bồng bềnh như nghệ sĩ, cộng thêm tài hay đàn hát. Mỗi lần gặp ông Phùng trên đường piste sân Tự Do là tôi luôn nhìn thấy mái tóc đó bạc thêm, nhưng vẫn bay phất phới như ngọn lửa tình yêu ông dành cho bóng đá quê hương.
Đã bước qua tuổi 60, cái tuổi đáng ra đã được nghỉ ngơi bên gia đình, vợ con nhưng HLV Đoàn Phùng vẫn ngày ngày dành hết thời gian của mình để quan tâm việc “Trái bóng sẽ lăn nơi nào trên sân Tự Do”, đến việc chạy vạy tìm kiếm tài trợ nuôi sống CLB Huế, duy trì đào tạo lứa trẻ.
|
Liệu rằng một khi người “Nghệ sĩ” ấy mệt mỏi, ai sẽ đủ năng lực thay ông Phùng gánh vác những trách nhiệm to lớn này. Những đàn em kề cận ông Phùng đều là các danh thủ vang bóng một thời của Huế như Trần Quang Sang, Nguyễn Đình Tuấn, Phan Văn Trí..thừa tài năng về chuyên môn nhưng vẫn chưa đạt được “tầm cỡ” của ông Phùng. Bóng đá Huế bây giờ và có thể thêm vài năm nữa có thể phải tiếp tục “thở” bằng hơi thở của vị tướng tóc dài này.
Nhà báo Quang Tuyến luôn nhớ mãi về câu chuyện gần 30 năm trước về ông Đoàn Phùng. Khi đó anh Tuyến mới vào nghề lên Đà Lạt tác nghiệp gặp ông Phùng đang chơi cho đội Lâm Đồng. Dù chưa hề quen biết trước đó nhưng ông Phùng đã cho thấy tấm lòng quý mến với người bạn mới, lập tức cho mượn ngay chiếc xe mà ông sử dụng hàng ngày, chấp nhận đi bộ đến CLB và sân tập để anh em phóng viên có phương tiện đi lại. Chỉ riêng chuyện nhỏ đó thôi cũng thấy tình cảm và sự trân quý mả ông Phùng đã thể hiện. Cùng với tính cách thẳng thắn vốn có và sự dấn thân cho nghề nghiệp ông đã ít nhiều tạo dấu ấn không chỉ ở bóng đá Huế mà còn cả làng bóng VN |
Bình luận (0)