Ngay sau khi Ban tổ chức công bố giá vé trận đấu giữa tuyển VN gặp Man.City vào ngày 27.7 tới, rất nhiều khán giả đã lên tiếng kêu than.
Man xanh chưa đến VN nhưng người hâm mộ đã ngán ngẩm vì giá vé quá cao - Ảnh: AFP
|
Tăng gấp 3 lần so với xem Olympic Brazil
Ông Trần Hữu Nghĩa - Chủ tịch Hội Cổ động viên (CĐV) VN, cho biết “Khi nghe tin Manchester City đến VN, nhiều anh em chúng tôi háo hức lắm vì vốn mê xem giải Ngoại hạng Anh. Sẽ thích thú làm sao nếu được tận mắt chứng kiến những ngôi sao của Man xanh. Nhưng mọi sự hào hứng bị tắt phụt khi hay tin giá vé “bay qua cả trần nhà”. Thu nhập trung bình của người dân VN còn thấp mà giá vé lại quá cao đến 1,8 triệu đồng/vé, “bèo” nhất cũng là 600.000 đồng/vé. Ôi thôi, thế là chẳng còn dịp để xem đội bóng lừng danh “đá đấm” với đội tuyển VN nữa rồi!”.
Trên trang mạng cá nhân của khá nhiều CĐV, chia ra làm hai luồng “tư tưởng” khác nhau. Hoặc ủng hộ: “Phí trả cho Man xanh là 1 triệu bảng, chưa kể chi phí cho công tác tổ chức cũng thêm vài tỉ nữa thì vé vào sân như vậy là ổn rồi. Nếu thấy cao, mời các bác ở nhà xem ti vi cho lành. Nhà tài trợ cũng từng tuyên bố mức giá xem Man xanh sẽ là hợp lý nhất với mục tiêu phục vụ cộng đồng và người hâm mộ bóng đá VN rồi còn gì”. Nhưng ý kiến phản đối thì có phần áp đảo hơn.
Ví dụ trên trang cá nhân Facebook của một khán giả lấy nick là CĐV bóng đá so sánh: “Thái Lan hay Malaysia mời Man đỏ sang đá, giá vé nếu tính ra tiền Việt cũng chỉ khoảng 350.000 đồng. Giá vé ở VN phũ phàng dã man quá!”. Hay như CĐV nổi tiếng tại VN là ông Tuấn Trâu vàng tỏ ra ấm ức: “Khán giả vào sân để chiêm ngưỡng cầu thủ mà mình yêu thích. Nhưng giá vé thì chát quá!”.
Một đồng nghiệp của chúng tôi cũng cho biết: “Con số 1,8 triệu đồng đã là ngang với giá vé xem một trận đấu ở giải Ngoại hạng Anh. Nhưng để so sánh một cách hợp lý, chúng ta nên đặt trong sự so sánh với mức giá ở hai trận giao hữu của các năm trước với khách mời là những dàn sao tầm cỡ.
Trên trang mạng cá nhân của khá nhiều CĐV, chia ra làm hai luồng “tư tưởng” khác nhau. Hoặc ủng hộ: “Phí trả cho Man xanh là 1 triệu bảng, chưa kể chi phí cho công tác tổ chức cũng thêm vài tỉ nữa thì vé vào sân như vậy là ổn rồi. Nếu thấy cao, mời các bác ở nhà xem ti vi cho lành. Nhà tài trợ cũng từng tuyên bố mức giá xem Man xanh sẽ là hợp lý nhất với mục tiêu phục vụ cộng đồng và người hâm mộ bóng đá VN rồi còn gì”. Nhưng ý kiến phản đối thì có phần áp đảo hơn.
Ví dụ trên trang cá nhân Facebook của một khán giả lấy nick là CĐV bóng đá so sánh: “Thái Lan hay Malaysia mời Man đỏ sang đá, giá vé nếu tính ra tiền Việt cũng chỉ khoảng 350.000 đồng. Giá vé ở VN phũ phàng dã man quá!”. Hay như CĐV nổi tiếng tại VN là ông Tuấn Trâu vàng tỏ ra ấm ức: “Khán giả vào sân để chiêm ngưỡng cầu thủ mà mình yêu thích. Nhưng giá vé thì chát quá!”.
Một đồng nghiệp của chúng tôi cũng cho biết: “Con số 1,8 triệu đồng đã là ngang với giá vé xem một trận đấu ở giải Ngoại hạng Anh. Nhưng để so sánh một cách hợp lý, chúng ta nên đặt trong sự so sánh với mức giá ở hai trận giao hữu của các năm trước với khách mời là những dàn sao tầm cỡ.
Ví dụ năm 2008, vé xem trận đấu giữa VN và đội tuyển Olympic Brazil lần lượt là 200.000, 300.000, 500.000 và 700.000 đồng. Đó là khoản tiền để được trực tiếp xem Ronaldinho, Pato hay Anderson. 5 năm sau, giá vé để xem CLB Arsenal cũng trên sân Mỹ Đình là 400.000, 700.000, 1 triệu, 1,5 triệu đồng, tức là đã tăng gấp đôi so với trận đấu gặp Olympic Brazil. Và nếu so với trận đấu với Olympic Brazil năm 2008 thì giá vé năm nay tăng gấp 3 lần. Theo đánh giá của dư luận thì mức giá này được coi là khá cao, nhiều người đã kỳ vọng giá vé sẽ ở mức ngang với trận gặp Arsenal 2 năm trước bởi lượng fan hâm mộ của Man xanh không bằng so với Arsenal và số tiền để mời 2 CLB này cũng chỉ xấp xỉ như nhau”.
Giá vé cao cũng vẫn lỗ !
Một thành viên trong Ban tổ chức chia sẻ với chúng tôi khi câu hỏi đặt lên bàn là, tại sao giá vé vượt ngưỡng chịu đựng của số đông khán giả: “Nhiều người cho rằng những nhà kinh doanh muốn tăng giá vé để bù đắp khoản lỗ khi bỏ ra hàng chục tỉ đồng để mời các đội bóng lớn về thi đấu tại VN. Nhưng nói thật là trong 3 nguồn thu thì nguồn thu từ bản quyền truyền hình chỉ được 50 triệu đồng, nguồn thu từ vé chắc chắn cũng sẽ không đủ, nguồn thu còn lại từ bản quyền khai thác thương mại là bảng biển trên sân thì Man.City đòi hỏi nhiều mà phía VN phải đáp ứng. Hai năm trước, số tiền để mời Arsenal sang VN khoảng 2 triệu USD (tương đương 42 tỉ đồng). Tiền bán vé thu về khoảng 32 tỉ đồng, tiền bán quảng cáo trên sân thu về khoảng 7 tỉ đồng. Do đó, hai nhà đồng tài trợ là Eximbank và HAGL đã bị lỗ nặng. Nhưng những lợi ích về lâu về dài thì không ai đong đếm được”.
Ộng Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB, nói: “Chúng tôi đứng ra mời Man.City, ngoài mục đích tạo ra một sự kiện vì cộng đồng yêu bóng đá VN thì mục đích chính khác nữa là muốn phát triển mạnh mẽ hình ảnh doanh nghiệp đến đông đảo quần chúng, nên có lỗ vẫn làm”. Ông Hiển cũng hy vọng, nhiều khán giả sẽ yêu quý Man xanh mà chịu bỏ tiền ra mua vé.
Vẫn chưa ký hợp đồng du đấu
Cho đến hết ngày hôm qua, bản hợp đồng chuyến du đấu của Man.City vẫn chưa được đặt bút ký bởi 3 bên gồm VFF, đại diện đội bóng và SHB. Cũng vì lý do này mà lãnh đạo Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình từ chối trả lời chúng tôi về kế hoạch của sân cho trận đấu. Tuy nhiên, một quan chức vẫn khẳng định, VFF và Khu liên hợp đã có thỏa thuận về giá thuê sân Mỹ Đình phục vụ trận đấu vào tối 27.7. Theo đó, VFF sẽ trả số tiền là 800 triệu đồng.
|
Bình luận (0)