Tối 23.3, khi biết tin Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định trao tặng bằng khen của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho ông Huỳnh Ngọc Hoàng, gọi cho ông, thì nghe ông nói: 'đang phải viết bản tường trình'.
Ông Hoàng loay hoay nhiều giờ để chép tay mẩu giấy |
Ông Hoàng và 3 nhân viên đường sắt được tặng bằng khen về thành tích chặn đứng thảm họa cầu Ghềnh.
Bí mật thú vị
Tôi ngạc nhiên và quay trở lại nhà ông để tìm hiểu thì phát hiện một bất ngờ thú vị: người hùng chặn đứng thảm họa cầu Ghềnh không hề... biết chữ.
Dưới ánh sáng leo lét phát ra từ chiếc đèn trên bàn học của cậu con trai (hơn 3 tuổi), ông Hoàng nằm bệt dưới nền nhà chép lại cẩn thận từng con chữ. Gọi là chép nhưng thực ra ông đang nắn nót vẽ lại nét chữ sao cho giống trong bản mẫu mà một nhân viên đường sắt vừa đưa đến nhà.
Người nhân viên này bảo ông chép lại và ký tên. Ông Hoàng cho biết, không hề biết đọc và viết, nhìn thấy mặt chữ thì vẽ lại cho giống, thế thôi.
Ông Hoàng đang nằm viết bản tường trình trên nền nhà
|
Bản tường trình có nội dung đại ý “xác nhận ông Huỳnh Ngọc Hoàng chính là người đầu tiên chứng kiến và báo tin sập cầu Ghềnh cho nhân viên đường sắt”. Sau khi đọc xong nội dung (tôi đọc to cho ông Hoàng cùng nghe) thì thấy nội dung đơn giản chỉ như vậy (tôi đoán ngành đường sắt bảo ông tường trình lại sự việc để họ có cơ sở làm hồ sơ khen thưởng).
Bản mẫu viết tay sẵn (trái) của nhân viên đường sắt và bản chép lại của ông Hoàng (ảnh dưới)
|
Sau đó ông Hoàng vào buồng lục tủ đưa tôi xem một mẩu giấy viết tay và nói: “Tin anh nên cho anh xem, anh hứa là đừng nói với ai. Cậu nhân viên đường sắt dặn tôi đừng đưa mảnh giấy này cho nhà báo”.
Tôi tò mò mở mẩu giấy “bí mật” và đọc to cho ông Hoàng cùng nghe. Hóa ra đó chỉ là bản báo cáo của 3 nhân viên gác chắn Phạm Tiến Dũng, Ngô Việt Hải, Phan Tiến Dũng cùng ký tên gửi lãnh đạo ngành đường sắt VN báo cáo xác nhận ông Hoàng chính là người dân đầu tiên báo tin sự cố sập cầu Ghềnh cho họ.
Khi biết được nội dung ghi trong hai mẩu giấy nói trên, lúc này ông Hoàng mới thở phào nhẹ nhõm và nói tôi gỡ mắt kính ra để ông xem cho một quẻ bói.
Tôi tò mò làm theo và nghe ông nói về ngũ hành bát quái, kim mộc thủy hỏa thổ. “Anh mạng thổ nên có số đi đó đi đây, cũng thuộc tuýp người đào hoa nhập trạch”, nói rồi ông phá lên cười.
Bản báo cáo của 3 nhân viên đường sắt mà ông Hoàng bảo “đừng nói với ai”
|
“Ăn nói cộc lốc bị vợ la hoài”
Sau giây phút vui vẻ ngắn ngủi, ông Hoàng bỗng nhiên chùng giọng: “Hôm nay bà xã làm ca tối, đến 10 giờ đêm mới về. Hồi trước bả chuyên làm ca đêm (từ 2 giờ chiều đến 3 giờ sáng). Giờ bả nhiều bịnh nên không làm ca đêm được (vợ ông Hoàng bằng tuổi, làm công nhân công ty giày da Pouchen – PV).
|
|
|
Cha tui được xem như “thổ dân cầu Ghềnh”, chuyên sống trên bến dưới thuyền và làm nghề câu giăng dọc sông Đồng Nai. Hồi đó tôm cá nhiều lắm không như bây giờ. Cá dứa, cá sác, cá chà bằng… nhiều vô kể. Giờ thì tuyệt chủng gần hết. Họ chích điện nhiều quá, sông cũng ô nhiễm nên cá ít dần.
|
|
|
Ông Hoàng tiếc nuối
|
|
|
Ông Hoàng cho biết, bản thân ông cũng bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm gần 15 năm nay. Ông kể hồi xưa (không rõ năm nào) cha ông được xem như “thổ dân cầu Ghềnh”, chuyên sống trên bến dưới thuyền và làm nghề câu giăng dọc sông Đồng Nai. Nhà nghèo nên ông học chưa hết lớp 1 thì bỏ rồi theo cha đi giăng câu.
“Hồi đó tôm cá nhiều lắm không như bây giờ. Cá dứa, cá sác, cá chà bằng… nhiều vô kể. Giờ thì tuyệt chủng gần hết. Họ chích điện nhiều quá, sông cũng ô nhiễm nên cá ít dần”, ông Hoàng tiếc nuối.
Nghề câu giăng bữa đực bữa cái không đủ ăn, cha ông quyết định lên bờ đi làm thợ hồ. Ông cũng theo cha bươn chải mưu sinh nên không được học hành, không biết mặt chữ. “Tôi không biết chữ nên ít giao tiếp xã hội, bởi vậy tôi ăn nói cộc lốc nên bị vợ la hoài”, ông Hoàng thổ lộ.
Nói rồi ông Hoàng khoe căn nhà cấp 4 rộng chừng 25m2 do cha mẹ ông để lại. Ông nói nhà vừa có sổ đỏ rồi nhưng chưa có tiền đi lấy.
Tôi ngước nhìn đồng hồ lúc này cũng đã muộn nên xin phép ông ra về. Bước đi vội vã trên con hẻm ngoằn nghèo dẫn lối vào nhà ông, trong đầu cứ ám ảnh mãi hình ảnh người đàn ông gầy gò, khắc khổ cả đời bên cầu Ghềnh mưu sinh.
Giờ này, chắc người vợ "la ông hoài" đã sum họp cùng chồng!
Sáng nay 24.3, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần Đường sắt SG đã trao tặng giấy khen và số tiền 1 triệu đồng/người cho ông Huỳnh Ngọc Hoàng và 3 nhân viên gác chắn trạm Bửu Hòa, những người đã kịp thời ngăn chặn tàu lửa rớt xuống sông khi cầu Ghềnh sập.
|
Bình luận (0)