Người mẹ thứ hai của học trò nghèo vùng biên

Có 19 năm gắn bó với các em học sinh huyện nghèo vùng biên Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, cô giáo Nguyễn Thị Vinh là một trong 64 gương giáo viên điển hình của chương trình: Chia sẻ cùng thầy cô, do T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

Có 19 năm gắn bó với các em học sinh huyện nghèo vùng biên Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, cô giáo Nguyễn Thị Vinh là một trong 64 gương giáo viên điển hình của chương trình: Chia sẻ cùng thầy cô, do T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

Cô giáo Vinh chăm sóc học sinh sau giờ dạy học - Ảnh: Huyền TrangCô giáo Vinh chăm sóc học sinh sau giờ dạy học - Ảnh: Huyền Trang
Tháng 9.2006, sau khi tốt nghiệp sơ cấp sư phạm, cô Nguyễn Thị Vinh được phân công giảng dạy tại điểm trường Lũng Chỉn thuộc trường tiểu học xã Sủng Máng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Cũng như bao bạn trẻ khác, khi đó với lòng nhiệt huyết của tuổi thanh xuân, Vinh hồ hởi lên đường nhận công tác.
Dù biết trước rằng nơi công tác còn nghèo khó nhưng cô gái trẻ mới ra trường không ngờ mảnh đất vùng biên này lại hẻo lánh, heo hút đến thế. Không có điện, cơ sở vật chất thì thiếu thốn, điểm trường xa, đường đi lại khó khăn phải đi bộ. Khi ấy, Vinh đã nghĩ tới viển cảnh bản thân không ở đây lâu được.
Ông Võ Văn Thành Nghĩa tặng quà cho giáo viên cắm bản trong chuyến công tác tại Lào Cai - Ảnh: Hoàng PhanÔng Võ Văn Thành Nghĩa tặng quà cho giáo viên cắm bản trong chuyến công tác tại Lào Cai - Ảnh: Hoàng Phan
Ban đầu, lớp học của cô Vinh chỉ có vài em học sinh, đa phần là người dân tộc Mông. Để đến lớp, học sinh phải trèo đèo lội suối, đi bộ nhiều cả tiếng đồng hồ. Mùa đông đến, gió rét căm căm, sương mù phủ trắng núi đồi, trong manh áo phong phanh, sương vẫn còn đọng lại trên mi mắt học sinh vẫn hân hoan đến trường. Nếu không vì tinh thần hiếu học, không vì lòng khát khao có được cái chữ có lẽ các em không thể vượt qua được những trở ngại ấy để đến lớp. Chứng kiến những hình ảnh ấy, cô giáo Vinh vừa thương vừa cảm phục học sinh. Cá nhân cô Vinh được tiếp thêm ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách để bám trụ nơi đây dạy chữ cho học sinh với ý vọng con chữ sẽ đồi đời các em trong tương lai.
Trong số đồng nghiệp ở trường tiểu học Sủng Máng, cô Vinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chồng bị liệt nửa người, bất đắc dĩ, cô Vinh trở thành trụ cột trong gia đình, một tay nuôi nấng chăm sóc hai con còn nhỏ, chăm sóc chồng và thu xếp công việc gia đình. Có những giai đoạn, cuộc sống khó khăn, áp lực tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng có bạn bè, đồng nghiệp ở bên động viên hỗ trợ, đặc biệt là ánh mắt trông đợi, tin tưởng và tình cảm của các học trò đã giúp cô Vinh có động lực để vượt qua khó khăn, thử thách và tiếp tục cố gắng với sự nghiệp trồng người. “Có học trò, đồng nghiệp ở bên, tôi đã coi mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình. Tôi yêu cá trò nhỏ như thể con mình và 19 năm qua, tôi luôn đặt mình ở vị trí thứ hai của học trò để tận tâm giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho các em”, cô Vinh chia sẻ.
Bằng nỗ lực cố gắng trong công tác, cô Vinh có 10 năm liền cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 6 năm liền đạt giáo viên giỏi cấp huyện và danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Cá nhân cô Vinh tực tiếp đóng góp nhiều sáng kiến kinh nghiệm có giá trị được áp dụng vào thực tế giảng dạy. Qua những khó khăn, vất vả trong công tác, cô Vinh luôn luôn tự hào vì đã chọn nghề giáo, một nghề có sứ mệnh cao quý và thiêng liêng. Niềm tự hào ấy càng được nhân lên khi thấy lớp lớp học trò của cô ra trường đều thành công trong con đường học tập và cùng cô góp phần xây dựng quê hương Mèo Vạc ngày càng giàu đẹp.
Từng là giáo viên, Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long rất xúc động trong chuyến đi thăm một vài giáo viên tiêu biểu của chương trình: Chia sẻ cùng thầy cô, trong thời gian vừa qua: Đó là cảm xúc khó tả của một người đã từng đứng trên bục giảng trong nhiều năm nhưng không có điều kiện tiếp tục nguyện ước của mình. Đó là sự thán phục khi nhìn thấy lòng nhiệt tâm và tận tụy của những đồng nghiệp trẻ trước những khó khăn và thách thức trong công tác giảng dạy, cũng như sinh hoạt hàng ngày với những điều kiện và phương tiện cực kỳ thiếu thốn. Đó cũng là một dịp để chiêm nghiệm về bản thân và xem lại sự “chia sẻ” của chương trình đã đáp ứng được nhu cầu của thầy cô chưa.
Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô, là một chương trình ý nghĩa được T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp cùng Tập đoàn Thiên Long tổ chức nhằm tri ân các thầy cô giáo xung kích tình nguyện công tác tại các trường tiểu học điểm lẻ ở các huyện miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn, có nhiều cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đồng thời, đây cũng xây dựng tiền đề cho bức tranh tươi sáng của học sinh miền núi còn nhiều khó khăn. Chương trình còn là món quà ý nghĩa giành tặng các thầy cô giáo vùng sâu vùng xa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, là nguồn động viên to lớn về tinh thần giúp các thầy cô giáo có thể yên tâm công tác, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Hiện chương trình đã chọn được 64 giáo viên tiêu biểu đang công tác ở các trường học điểm lẻ thuộc 64 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ - CP ngày 27.1.2008 của Chính phủ. Lễ tuyên dương các giáo viên này sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 12.11.2015.
Để tìm hiểu về chương trình: Chia sẻ cùng thầy cô, vui lòng truy cập thông tin tại website www.chiasecungthayco.com
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.