Nghe chuyên gia Nhật Bản 'mổ xẻ' mẫu mã, giá thành, vật liệu… hàng
thủ công mỹ nghệ truyền thống VN, mới vỡ lý do vì sao lâu nay đa
số sản phẩm loại này cứ na ná nhau, không tạo được dấu ấn.
Bà Hamada Haruko dùng sản phẩm mây tre để nói về dấu ấn địa phương - Ảnh: H.X.H |
Thói quen... ăn theo
Bà Hamada Haruko không ủng hộ thói quen “ăn theo” của người Việt, kiểu thấy người ta có sản phẩm gì mình cũng bắt chước làm theo để… hi vọng bán được hàng. “Mấy ngày vừa qua, tôi đến rất nhiều gian hàng thủ công mỹ nghệ ở Hội An, Hà Nội và nhận ra căn bệnh mô hình hóa, không có chút dấu ấn, thậm chí không biết sản phẩm đó được làm từ địa phương nào. Giống hệt các quầy lưu niệm ở sân bay!”.
Trong khi bà Sugimuara Tamaki, một chuyên gia về kiểu dáng sản phẩm, thuyết trình về cách chọn màu để bán được sản phẩm thì bà Hamada Haruko luôn nhấn mạnh đến dấu ấn địa phương trên mỗi mặt hàng. Theo bà, đó mới là “từ khóa” quyết định sản phẩm có bán được hay không và khuyến khích phải biết cách tạo ra sản phẩm đặc trưng, có chất Quảng Nam để không bị lẫn giữa một rừng sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Tránh xa cuộc chiến giá rẻ
|
“Năng lực và hiệu quả sản xuất của người dân tham gia dự án có tăng lên, nhưng các doanh nghiệp, chủ thể sản xuất tại làng nghề… còn phải rút tỉa thêm nhiều kinh nghiệm nữa”, ông Chín nói. Và kinh nghiệm lớn nhất mà các chuyên gia Nhật Bản mang lại cho người chế tác hàng thủ công mỹ nghệ xứ Quảng là sự tự tin.
“Đừng sa vào cuộc chiến giá rẻ. Người sản xuất hàng phải quyết định giá bán của sản phẩm, bởi đó là công sức, niềm tự hào và kiêu hãnh của mình”, bà Hamada Haruko động viên. Tất nhiên, sự tự tin đó phải được đặt trên nền tảng chất lượng sản phẩm, có dấu ấn địa phương, có tính ứng dụng cụ thể chứ không chỉ làm ra để… ngắm.
Ông chủ hiệu vàng Ngọc Minh (lập kỷ lục VN về tác phẩm “Thiên long Việt đồ”) tỏ ý tâm đắc ở khía cạnh “không đụng hàng” đối với sản phẩm kim hoàn. Ngồi bên dưới nghe các chuyên gia Nhật chia sẻ kinh nghiệm, ông Ngọc Minh nói với chúng tôi: “Rõ ràng việc tạo được thương hiệu để công chúng thừa nhận là rất khó. Tôi cũng cảm nhận và học được một số ý, trong đó thông tin về màu sắc rất hay”.
Bình luận (0)