Với phương châm tàn nhưng không phế, ông đã nỗ lực xây dựng trang trại làm kinh tế. Hướng đi ban đầu mà ông Phẩm lựa chọn là chăn nuôi, vì ông biết, với sức khỏe của mình, ông không thể dồn sức cho trồng trọt bằng nghề nông thuần túy. Sau nhiều năm nghiên cứu nhiều loại hình chăn nuôi và nếm trải không ít thất bại, ông đã tìm lối đi riêng cho mình, đó là nuôi bồ câu lai Nhật, lai Pháp và nhím. Mất ăn mất ngủ với việc tìm vốn đầu tư, rồi nghiên cứu không ít sách vở, tài liệu và học hỏi kinh nghiệm về phương pháp chăn nuôi bồ câu, nuôi nhím, giờ ông đã có được một trang trại với hơn 2.500 đôi bồ câu bố mẹ, cùng hàng chục đôi nhím. “Làm gì cũng phải cực, với tui, sức khỏe không có nhiều, càng cực hơn người ta khi phải đứng ra chăm sóc, dọn dẹp, phát triển trang trại ni. Nhưng mỗi khi nhìn thấy những “sản phẩm” của mình làm ra, được thị trường chấp nhận, tui thấy vui lắm! Nghĩ mình vẫn còn làm được nhiều điều ý nghĩa, và còn giúp đỡ được gia đình, vậy là hạnh phúc rồi.”, ông Phẩm chia sẻ.
|
Mỗi tháng, trang trại của ông Phẩm xuất ra thị trường hơn 2.000 đôi bồ câu con. Thậm chí, bồ câu và nhím giống của ông còn xuất vào tận TP.Hồ Chí Minh. Ông cũng không ngần ngại tiết lộ, nguồn thu của ông gần 140 triệu đồng từ trang trại này, đủ để ông tiếp tục phát triển mô hình của mình. Ông Phẩm cho biết sẳn sàng chia sẻ bí quyết cho những bà con muốn tham quan, học hỏi mô hình làm kinh tế giỏi của mình. “Mình cũng đi lên từ khó khăn, nên ai khó muốn học hỏi mô hình làm kinh tế ni tui cũng sẵn sàng trợ giúp kinh nghiệm nuôi bồ câu giống, nhím giống! Ai muốn tìm hiểu cứ tìm tới tui!”, ông cười hồn hậu.
Bảo Nguyên
Bình luận (0)