Nhóm tác giả gồm 3 thành viên là Nguyễn Trung Hướng, Lê Tấn Đức và Lương Thành Đạt (cùng học ngành công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM).
Robot có 3 phần chính, gồm đầu, thân và đế. Phần thân được thiết kế nhỏ gọn bên trong là các module, driver, board mạch điều khiển. Đế gồm 2 bánh xe điều hướng và một bánh tự lượn giúp robot di chuyển linh hoạt hơn. Màn hình cảm ứng hiển thị và tương tác với người dùng được đặt trên đầu robot với 2 trục quay ở cổ, tạo điều kiện phù hợp khi giao tiếp với người dùng ở các vị trí và chiều cao khác nhau. Tốc độ tối đa của robot là 0,9 km/giờ.
tin liên quan
Cậu học trò thành phố 'nằm trên bàn nghe giảng' sáng chế robot siêu thông minhTừ lúc mới biết đi, đôi chân của Hải đã không được bình thường. Thấy con đi không vững, thân hình lại nhỏ hơn so với tuổi, gia đình cứ tưởng Hải bị suy dinh dưỡng. Năm lên 4 tuổi, đang đi tự dưng bị ngã và không đứng lên được, từ đó Hải ngồi một chỗ.
Hướng phân tích: “Robot có khả năng nhận diện khuôn mặt người. Phía trước mặt robot sẽ có camera xử lý hình ảnh và nhận diện được người đối diện là ai dựa trên thuật toán do nhóm lập trình. Với tính năng này, robot sẽ biết được người dùng có phải là người trong gia đình hay không, từ đó có thể giới hạn được người sử dụng (chỉ có người trong gia đình mới điều khiển được robot). Ngoài ra robot có thể... đi học thay cho các bạn bị bệnh nặng, không có khả năng đến lớp. Theo đó, robot sẽ đến lớp học và truyền âm thanh, hình ảnh tại lớp học về cho người bệnh”.
Hướng nhấn mạnh: “Đặc biệt hơn là robot có khả năng phát hiện trượt ngã cho người cao tuổi thông qua thiết bị nhỏ gắn trên người. Vì khi người lớn tuổi ở nhà một mình rất lo gặp sự cố. Nếu có robot này, khi người nhà gặp sự cố té ngã, thiết bị sẽ truyền tín hiệu về robot, từ đó robot phát ra tiếng động cảnh báo đồng thời gọi điện báo cho người thân, họ có thể điều khiển robot di chuyển thông qua internet và quan sát trạng thái người gặp sự cố nhờ camera gắn trên robot để biết tình trạng cũng như vị trí, từ đó đưa ra cách xử lý thích hợp”.
Bên cạnh những tính năng trên, robot này còn có thể làm được nhiều việc khác như kể chuyện, dự báo thời tiết và các công việc vặt trong nhà. “Các truyện trong robot được nhóm lưu sẵn. Tụi mình thấy trẻ em rất thích nghe kể chuyện đặc biệt là trước khi ngủ, robot sẽ thay phụ huynh kể chuyện một cách sinh động hơn cho trẻ để phụ huynh có thời gian làm những công việc khác”, Hướng nói.
Với con robot này, người sử dụng sẽ điều khiển bằng giọng nói, “nếu mình muốn bật tắt các thiết bị điện trong gia đình thì chỉ cần ra lệnh bằng giọng nói, hay muốn kể chuyện thì có thể nói "story" hoặc "tell story" nó sẽ mở phần truyện, người sử dụng chọn truyện nào robot sẽ kể chuyện đó cho bé nghe. Tất cả đều thông qua khẩu lệnh”, Hướng hướng dẫn cặn kẽ.
tin liên quan
Dạy lập trình robot miễn phíĐó là lớp học lập trình robot NAO tại Trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng, Trường ĐH Lạc Hồng, Đồng Nai.
Trong quá trình thực hiện, nhóm gặp khó khăn ở khâu làm phần vỏ robot. Nhóm không biết làm thế nào xây dựng được phần khung để tạo hình cũng như dùng vật liệu như thế nào để sản phẩm được gọn nhẹ nhất có thể. Và cuối cùng nhóm quyết định dùng nhôm để làm đế, còn phần thân robot sử dụng vật liệu nhựa composite. Đây là những vật liệu có đặc tính nhẹ, bền, giảm được trọng lượng tối đa cho robot khi di chuyển.
“Với mong muốn sản phẩm sẽ phục vụ cho cuộc sống con người ngày càng thoải mái và hiện đại hơn, nhóm vẫn tiếp tục nâng cấp thêm nhiều tính năng cho sản phẩm. Như phát triển nhiều ngôn ngữ để người dùng có thể lựa chọn, thiết kế phần vỏ robot thẩm mỹ hơn, tăng thời gian hoạt động cũng như thêm một số tính năng theo yêu cầu của từng gia đình”, Hướng cho biết.
Bình luận (0)