Graham nhiều đêm ra nghĩa trang ngủ vì ông cảm thấy thoải mái tại nơi này, theo tạp chí New Scientist ngày 28.5.
Hội chứng Cotard hay còn gọi là hội chứng “xác chết biết đi” là một hội chứng hiếm, được đặt theo tên của bác sĩ chuyên khoa thần kinh người Pháp, ông Jules Cotard (1840 - 1889). Ông Cotard phát hiện căn bệnh hiếm này vào năm 1880.
Người mắc bệnh “xác chết biết đi”, luôn có cảm giác mình là thây ma, đã chết mà không được người thân chôn cất, hoặc mất hết máu và các bộ phận trong cơ thể, một số trường hợp cảm thấy mình đang trong quá trình thối rữa…
Trả lời phỏng vấn với New Scientist, Graham cho biết ông nghĩ rằng chính ông đã phá hủy bộ não của mình trong một vụ tự sát bất thành.
“Thật khó để giải thích. Tôi chỉ cảm thấy bộ não của tôi không còn tồn tại nữa. Tôi phải luôn nói với các bác sĩ rằng những viên thuốc mà họ kê toa sẽ không giúp ích gì cho tôi bởi vì tôi không có não”.
Căn bệnh này thật sự nguy hiểm chết người vì các bệnh nhân nghĩ rằng mình không còn sống nữa, dẫn đến ngừng ăn uống, tắm rửa và tự sát…
Mặc dù gia đình và bạn bè chăm sóc chu đáo Graham để ngăn ông không tự làm hại bản thân mình, nhưng ông cho rằng ông không thể cảm thấy thoải mái.
“Tôi mất hoàn toàn vị giác và khứu giác. Ăn uống chẳng có ý nghĩa gì với tôi nữa vì tôi đã chết. Thật là phí thời gian bởi vì tôi chẳng có gì để nói”, Graham nói với New Scientist.
Ảnh chụp não của Graham cho thấy hoạt động trao đổi chất ở não bộ của ông rất thấp, giống như não của người bị hôn mê.
“Tôi đã chụp ảnh não trong suốt 15 năm qua, nhưng tôi chưa từng chứng kiến ai có não hoạt động lạ lùng như ông Graham”, bác sĩ Steven Laureys thuộc Đại học Y Liège ở Bỉ cho biết.
Các bác sĩ cho rằng ông Graham đã dần dần hồi phục nhờ vào các biện pháp điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý, và ông Graham cho biết: “Tôi thật sự may mắn vì còn sống”.
Phúc Duy
>> Mỹ tuyên bố: Xác chết biết đi, nàng tiên cá không có thật
>> Đua "thây ma" ở Malaysia
>> “Thây ma” lang thang trên phố ở New York
Bình luận (0)