Người Việt Nam đầu tư cho giáo dục 9 tỉ USD

Đăng Nguyên
Đăng Nguyên
20/04/2019 10:14 GMT+7

Số liệu trong bài viết mới đây của The Economist, tạp chí kinh doanh nổi tiếng của nước Anh, cho thấy Việt Nam đang là một trong những quốc gia người dân chi cho giáo dục ngày một tăng cao

Tăng mạnh từ năm 2000

Theo số liệu do The Economist công bố, năm 2018, người dân chi trả cho giáo dục tại Việt Nam lên 9 tỉ USD, tăng mạnh tính từ năm 2000 đến nay. 

Theo số liệu này, Trung Quốc  đâu tư 273 tỉ USD, Ấn Độ 68 tỉ USD. Trong khi đó, người dân ở Mỹ và các nước châu Âu đầu tư chi phí cho giáo dục trong những năm qua tăng không đáng kể. 

Theo báo cáo củaTập đoàn HSBC vào năm 2017, cha mẹ Việt  Nam xem trọng tương lai giáo dục của con cái, thể hiện qua việc chi tiêu cho giáo dục chiếm gần phân nửa (47%) tổng chi tiêu của gia đình

Có nhiều lý do thúc đẩy sự gia tăng này, theo tạp chí The Economist. Đó là do  thu nhập của người dân tăng lên. Khi tỷ lệ sinh đang giảm, số tiền đầu tư cho mỗi đứa trẻ tăng cao, thậm chí nhanh hơn cả thu nhập. Ở Trung Quốc, chính sách một con dẫn đến việc trong nhiều gia đình, sáu người (bốn ông bà và hai cha mẹ) đều tập trung đầu tư vào việc giáo dục cho một đứa trẻ. 

Cơ hội việc làm cho những người ít học đang bị thu hẹp. Ngay cả các công việc tốt ở nhà máy cũng đòi hỏi phải có trình độ. Điều này khiến việc đi học của người trẻ ở các nước đang phát triển càng trở nên quan trọng.

Ngoài ra công nghệ đang tạo ra nhu cầu về các kỹ năng mới mà khu vực tư nhân dường như cung cấp chất lượng tốt hơn.Công nghệ cũng mở ra những thị trường mới cho phép mọi người theo học bằng  nhiều cách khác nhau, ở những thời điểm khác nhau

Cơ hội cho hệ thống trường tư phát triển

Theo The Economist, trong 15 năm qua, số  lượng người tham gia các trường tư tăng lên trên toàn cầu, từ 10-17% ở cấp tiểu học và từ 19-27% ở cấp trung học. Tốc độ này không cao ở những nước giàu so với các nước thu nhập thấp và trung bình.

Theo đánh giá của tạp chí này, ở những quốc gia phát triển, vai trò của giáo dục tư nhân khá thấp.

Chẳng hạn ở Haiti, khoảng 80% học sinh tiểu học theo học hệ thống trường tư  trong khi ở Đức chỉ khoảng 5%. Ở châu Âu, chất lượng giáo dục công lập phổ thông nói chung khá cao vì vậy khu vực tư nhân có vai trò thấp. Tuy nhiên, khi lên đại học, các tổ chức tư nhân có một vai trò lớn ở cả Mỹ và ở Anh..

Ở châu Mỹ Latinh, nhà thờ có vai trò lớn trong việc đi học của người dân. Tuy nhiên do chất lượng giáo dục nhà nước cung cấp thấp trong khi nhu cầu giáo dục ĐH tăng nhanh nên khu vực tư nhân phát triển. Ở phần lớn các nước trong khu vực Nam Á và châu Phi do đói nghèo, di cư và gia tăng dân số khiến chính phủ không thể phủ giáo dục công ở khắp các tỉnh, thành ,vì vậy khu vực tư nhân phát triển nhanh.
Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về chi phí người dân đầu tư vào giáo dục tại các nước
The Economist
 

Giống như châu Âu, một số nước châu Á có sự bao cấp của nhà nước về giáo dục chất lượng tốt. Nhưng khác với châu Âu, các nước này đồng thời có một hệ thống giáo dục tư nhân phát triển nhanh . Chẳng hạn như trường hợp của Việt Nam. The Economist  nhận xét Việt Nam dù là quốc gia có thu nhập thấp nhưng có hệ thống trường công lập tốt và là một trong các quốc gia có hệ thống trường tư thục phát triển nhanh  trên thế giới.

Tất cả những phân tích trên khiến hiện nay giáo dục trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.