Anh Huy Huynh (26 tuổi) hiện đang là thực tập sinh tại Nhật Bản, đang sống và làm việc tại TP.Tamano, tỉnh Okayama. Vốn là người có niềm đam mê với thiên văn, anh Huy Huynh hiếm khi bỏ qua các hiện tượng kỳ thú nào diễn ra trên bầu trời. Dưới đây là bộ ảnh nguyệt thực toàn phần được anh ghi lại vào tối qua, khiến nhiều người vô cùng thích thú.
|
Ngay sau khi đi làm về, anh Huy Huynh lập tức lấy "đồ nghề" đã chuẩn bị sẵn, tìm một khu vực thích hợp gần nhà để chiêm ngưỡng "bữa tiệc trăng máu" |
huy huynh |
|
Chàng trai du học sinh vô cùng thích thú chụp lại pha toàn phần của nguyệt thực lần này. Theo anh, thời tiết ở Nhật Bản, đặc biệt tại thành phố của anh vô cùng thuận lợi để quan sát. |
HUY HUYNH |
|
Ngay sau pha toàn phần, mây bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên không quá dày và không nhiều khiến cho những khoảnh khắc nguyệt thực anh Huy ghi lại trở nên kỳ ảo thêm. Điều này khiến nhiều người yêu thiên văn vô cùng thích thú. |
huy huynh |
|
"Đây chính là bức ảnh tôi tâm đắc nhất khi có sự kết hợp giữa mây và nguyệt thực trên bầu trời, nhìn vô cùng kỳ ảo. Năm ngoái tôi cũng có chụp nguyệt thực, cũng vào tháng 11 này, song không "đã" như năm nay", anh Huy Huynh nói. |
huy huynh |
|
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng đi qua vùng bóng tối của Trái đất, hay còn gọi là umbra. Trong thời gian diễn ra loại nguyệt thực này, Mặt trăng sẽ tối dần và sau đó có màu gỉ sắt hoặc đỏ như máu. Kỳ nguyệt thực này sẽ có thể được quan sát thấy trên khắp miền đông nước Nga, Nhật Bản, Australia, Thái Bình Dương, và một phần của miền tây và trung Bắc Mỹ. |
huy huynh |
|
Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết nguyệt thực diễn ra vào tối nay có tổng thời lượng từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc pha một phần kéo dài tới 3 giờ 40 phút, nếu tính cả pha nửa tối thì tổng thời lượng của hiện tượng lên tới gần 6 giờ. Trong đó, giai đoạn đáng chú ý nhất của hiện tượng là pha toàn phần kéo dài xấp xỉ 1 giờ 25 phút. |
huy huynh |
|
Nguyệt thực hoàn toàn vô hại đối với mắt, do đó chúng ta có thể nhìn trực tiếp vào nó. Người yêu thiên văn cũng không cần phải có những dụng cụ chuyên dụng như kính thiên văn hay ống nhòm để quan sát hiện tượng này. Nếu có thì bạn sẽ có một cái nhìn thú vị hơn khá nhiều. Nhiều khu vực tại Việt Nam tối qua cũng theo dõi được hiện tượng này. |
huy huynh |
|
Tháng 11 năm ngoái, những bức ảnh do Huy Huynh chụp nguyệt thực tại Nhật Bản cũng được nhiều người yêu thiên văn vô cùng yêu thích |
huy huynh |
|
Lần tiếp theo xuất hiện nguyệt thực toàn phần mà chúng ta có thể quan sát được là tháng 9.2025 |
huy huynh |
Poll TNO
Bạn thấy thế nào về bộ ảnh nguyệt thực của anh Huy Huynh tại Nhật Bản?
Bình luận (0)