Người Việt ngỡ ngàng lạc vào 'vương quốc' gốm sứ 1000 năm Nhật Bản

12/12/2016 21:36 GMT+7

Có hơn 1000 năm lịch sử làm gốm, đầu tiên là sản xuất phục vụ cho nhu cầu của các lãnh chúa sau đó được sản xuất hàng loạt xuất khẩu khắp nơi đến Mỹ, Pháp… Seto (Aichi, Nhật Bản) không hổ danh là kinh đô của gốm sứ Nhật.

Trong tiếng Nhật, có một từ để chỉ những sản phẩm bằng gốm sứ chung chung là setomono cũng nói lên vị trí tầm quan trọng của thành phố Seto đối với ngành công nghiệp gốm sứ của Nhật Bản. Seto là thành phố nhỏ thuộc tỉnh Aichi, thị thành miền trung nước Nhật.
Bắt đầu từ thời Edo, người thợ thủ công ở Seto đã sản xuất những chiếc bình gốm, đồ trang trí, chén bát phục vụ cho lãnh chúa. Đây là một đặc ân không phải vùng nào cũng làm được. Để có được đặc quyền này, những người thợ gốm cũng bao phen mày mò, cải tiến kỹ thuật làm nên những sản phẩm tuyệt hảo để vật phẩm sử dụng trong gia đình quyền quý.
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 1
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 2
Bình gốm khổng lồ cao từ 1-1,2m
Seto còn có nghĩa khác, là thành phố có sông chảy ngang qua. Ngày xưa, dòng sông Seto chảy ngang qua thành phố có màu trong vắt mà trắng như sữa, bởi chạy dọc hai bên bờ là những lò sản xuất gốm thủ công, màu của đất, của men gốm quyện với nước sông tạo nên màu trắng sữa đặc biệt.
Cứ nhìn thấy hình ảnh con sông trắng ngà người ta biết được sự trù phú cũng như phát triển rực rỡ của ngành công nghiệp làm gốm của xứ này. Tuy nhiên, sau này, cùng với việc chú ý bảo vệ môi trường, cải tiến công nghệ làm gốm con sông được làm sạch trả lại màu tự nhiên, nhưng người ta vẫn lưu giữ những bức ảnh chụp để nhớ về một thời rực rỡ của Seto trong tâm tưởng.
Dẫu vậy, người dân vẫn không quên cách khoe khéo sản phẩm làng nghề với du khách bằng cách dọc được hai bên bờ sông dẫn đến trung tâm hơn 10km đường bộ được trải dài bằng những sản phẩm gốm sứ trang trí do chính người dân làm ra như cách quảng bá, cũng là cách trả ơn đất này đã sinh ra nghiệp cho người dân có đủ công ăn việc làm.
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 3
Công đoạn nhồi đất
Ban đầu chỉ là những sản phẩm đất nung bình thường, từ nửa sau thế kỷ 10, người thợ thủ công ở Seto làm những sản phẩm gốm đầu tiên được tráng men, sản phẩm dùng cho các đền chùa phật giáo. Bước sang thế kỷ 16, người ta bắt đầu làm những sản phẩm uống là, ly, bát, bình đựng trà cho nghệ thuật trà đạo.
Trong thời kỳ Edo, cùng với sự khuyến khích của những nhà quý tộc, cũng như hỗ trợ về tài chính, những người chủ lò gốm thủ công bắt đầu sản xuất các mặt hàng gia dụng dùng cho gia đình, đồ dùng nhà bếp. Và cũng kể từ thời điểm này, những vật dụng gốm sứ mang sứ mệnh khác, trở thành sản phẩm mang tính thương mại, đem bán ở những vùng lân cận, bán đến kinh đô… Làm gốm trở thành nghề nghiệp chính đem lại lợi nhuận cho người dân trong vùng nên ngày càng phát triển.
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 4
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 5
Gốm cổ có hàng ngàn năm tuổi tại bảo tàng Seto Gura
Sang đến thời Meiji của thế kỷ 20, gốm sứ ở Seto vang xa khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiều mặt hàng trang trí nội thất, tượng gốm sứ theo công nghệ đặt biệt, những chiếc bình gốm khổng lồ, những sản phẩm gốm công nghiệp… được sản xuất hàng loạt và bán rất chạy. Nếu có dịp đến thăm bảo tàng Seto Gura (thành phố Seto, Aichi), du khách có thể hình dung được sự phồn thịnh của nghề thủ công làm từ đất sét nhưng vô cùng tinh sảo của người dân vùng đất miền trung này.
Tại bảo tàng Seto, phía tầng 2 đặt sẵn một chiếc lò nung gốm bằng than củi của xưa kia, lò nung gốm này cũng là 1 trong 6 bảo vật, di sản của quốc gia còn lưu lại cho đến ngày nay. Cạnh bên lò nung gốm cũng có gian phòng mô phỏng quá trình nhồi đất sét, đổ khuôn, phơi gốm… trước khi cho vào lò để hoàn thành sản phẩm bán ra thị trường. Ngoài cung cấp quy trình làm gốm, bảo tàng còn trưng bày rất nhiều sản phẩm gốm đặc sắc nhất của vùng như những chiếc bình gốm cao hơn 1m phủ men lam xanh. Bình gốm khổng lồ này là niềm kiêu hãnh của tất cả cư dân thành phố.
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 6
Gốm làm xong được phơi khô trước khi cho vào lò nung
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 7
Gốm được đưa vào đây để vẽ hoạt tiết
Nếu quan tâm đến lịch sử của nghề này, tại bảo tàng còn có gian trưng bày hơn 2000 cổ vật bằng gốm có từ rất lâu trải dài các thời kỳ Edo, thời Kamakura, thời của Nhật Hoàng Minh Trị, cũng như trưng bày những mẫu sản phẩm gốm theo công nghệ mới nhất của Nhật được xuất khẩu đi các nước.
Xung quanh bảo tàng có rất nhiều lò gốm đang mở, khắp nơi lửa vẫn đỏ từng ngày, từng chuyến hàng được chuyển đi khắp nơi. Dẫu thị thành có hiện đại hơn thời xưa, nhưng với những người thợ gốm vẫn chỉnh chu nặn từng sản phẩm, vẽ từng nét cọ trang trí, vẫn đích thân canh lửa bên lò nung… để những chiếc bình hoa, từng cái ly, cái chén có thể phát huy hết vẻ đẹp của đất làm đẹp cho đời.
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 8
Lò nung gốm bằng than, một trong 6 di sản của Aichi
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 9
Môt sản phẩm trang trí nội thất bằng gốm
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 10
Một sản phẩm đồ gốm hiện đại xuất khẩu đi châu Âu
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 11
Ngày nay tất cả đồ gốm đều được cho vào hộp bảo vệ để khi cho nung không làm ảnh hưởng đến hình dáng của sản phẩm
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 12
Ngày nay, người ta dùng khuôn đúc gốm để tạo sự đồng đều cho sản phẩm
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 13
Những mẫu gốm có tuổi đời từ 30.000 năm trước được trưng bày tại bảo tàng Seto Gura
Trở lại Seto, quê hương của gốm sứ Nhật Bản 14
Tượng phật gốm cổ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.