Khó có thể tin được chuyện này nếu như bạn chưa từng theo học lớp xếp giấy tại Toa Tàu (TP.HCM) hay cầm trên tay cuốn sách đầu tay Ocean Origami Thế giới đại dương của nghệ sĩ origami Nguyễn Tú Tuấn.
Không tồn tại quan niệm đúng sai khi xếp giấy
Sau thành công của cuốn sách đầu tay, anh Nguyễn Tú Tuấn cho ra mắt cuốn sách thứ hai mang tên Origami Động vật trên cạn theo phương pháp gây quỹ cộng đồng. Giữa một rừng sách dạy gấp origami cùng hàng nghìn video clip hướng dẫn, dự án Origami Động vật trên cạn vẫn hoàn thành được mục tiêu đặt ra.
Chia sẻ về cuốn sách, anh nói: “Cuốn sách tập hợp những mẫu xếp giấy có chủ đề động vật hoang dã, động vật trong nông trại. Cuốn sách có ba điểm mà tôi nghĩ là khác biệt với các cuốn sách đã ra mắt trên khắp thế giới. Nếu đã nhìn qua hình ảnh hoặc coi clip về gấp giấy của tôi thì ai cũng biết những mẫu của tôi nhìn rất thật.
Trong môn nghệ thuật xếp giấy, để làm ra những mẫu giống y thật như vậy thì chỉ có dân chơi gấp giấy mới làm được thôi. Vì phần lớn các mẫu này rất khó và nhiều công đoạn. Nhưng trong sách của tôi thì các mẫu gấp gần gũi lại được trình bày rất đơn giản và ai cũng có thể làm được. Cái thứ hai, chơi gấp giấy không phải chỉ giới hạn trong mỗi chuyện gấp giấy.
Tôi muốn chuyển tải cho mọi người cuộc sống thiên nhiên xung quanh chúng ta. Tôi nghiên cứu rất kỹ những tập tính của động vật và đầu tư vào hình ảnh của chúng. Tôi muốn sử dụng gấp giấy như một công cụ để cha mẹ có thể chơi với con cái. Tôi làm rất kỹ những hình ảnh xung quanh để phối cùng với mẫu xếp giấy.
Bên cạnh đó, tôi còn chú ý đến việc tạo cho con vật nhiều tư thế khác nhau để gợi trí tò mò của trẻ em. Để trong lúc chơi, cha mẹ có thể hỏi con rằng tại sao nó lại có tư thế đứng như vậy mà không phải là như thế kia, tại sao con heo mẹ lại to hơn con heo con...”.
|
Ngoài ra, cuốn sách còn có thêm phần gấp ướt. “Gấp ướt là một kỹ thuật mới và lâu nay chỉ dành cho những người chuyên nghiệp. Phải dùng giấy mà người ta vẫn thường dùng để vẽ màu nước. Nói là gấp nhưng thật ra giống như điêu khắc giấy. Khi hoàn thành con vật sẽ có sự mềm mại nên rất sống động, không giống như cách gấp bình thường. Đó là những điểm khác biệt mà ngay cả ở nước ngoài cũng hiếm tác giả nào theo đuổi con đường này”, anh cho biết thêm.
Theo nghệ sĩ origami, trẻ em “nên được khuyến khích làm theo sự sáng tạo của chúng. Thật là sai lầm nếu dạy trẻ rằng phải làm theo đúng như mẫu”. Chẳng hạn, mẫu con cua của anh được tạo hình rất linh động để trẻ có thể gấp chân to hơn càng, hay gấp càng ngược… Anh Tú Tuấn chia sẻ thêm rằng khi dạy ở Toa Tàu, có bé còn gấp con cua thiếu hết càng, chân và chỉ có một con mắt với lý do “con cua này bị thương”.
|
“Ai cũng từng có trải nghiệm xếp giấy”
|
Chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm, học những kỹ thuật mới và dần dần tự sáng tác được những mẫu origami của mình. Từ đó mới có thể xây dựng được phong cách”. Anh chọn phong cách tối giản bởi “tôi muốn mọi người đều có thể xếp giấy nên luôn muốn nghĩ ra những mẫu càng đơn giản càng tốt, càng ít phức tạp càng hay. Thông thường thì mỗi mẫu của tôi chỉ từ 5 đến 10 bước”.
Anh Nguyễn Tú Tuấn còn là một nhà sưu tầm sách origami với chừng 1.000 cuốn từ khắp nơi trên thế giới. “Mỗi cuốn sách có một câu chuyện. Có những cuốn tôi nhớ mình mua như thế nào, bởi không dễ gì mà sở hữu được nó. Chẳng hạn có một vài cuốn sách được xuất bản từ Nhật chỉ bán cho người trong nước.
Tôi phải nhờ một người bạn bên Mỹ rồi người đó lại nhờ một người bạn bên Nhật. Có những cuốn sách mua xong thì phải đợi rất lâu mới gửi về VN vì mỗi lần gửi là mỗi lần chịu phí. Sưu tầm sách giúp ích nhiều cho chuyện viết sách của tôi. Giống như mình đọc sách văn học vậy đó.
|
Đọc càng nhiều thì tự nhiên nó sẽ ngấm vào người. Đọc để biết cái nào hay cái nào dở. Cái hay thì học, cái dở thì tránh. Mình có phong cách thì khó mà bị ảnh hưởng bởi người khác”.
Giải thích thêm về chuyện này, anh Tú Tuấn lấy ví dụ về con ngựa thần có cánh. Anh cho biết: “Con đầu tiên tôi làm theo kiểu kỹ thuật, con ngựa Pegasus gồm 8 nhánh, 4 chân, đầu, đuôi và 2 cánh. Có thể người khác nhìn vào sẽ nói “ôi sao đẹp quá”, nhung với bản thân tôi thì con ngựa này chẳng có gì đặc biệt.
Nhưng làm sao để người ta nhìn vào là biết ngay con ngựa bay của Nguyễn Tú Tuấn làm. Ý tưởng của tôi là làm con ngựa bay dễ thương. Vậy dễ thương thì phải có hình dáng như thế nào. Điểm đặc biệt của ngựa bay là ở chỗ đôi cánh. Tôi bắt tay vào làm một con ngựa có đôi cánh nhỏ xíu màu hồng. Làm xong con ngựa này, tôi vẫn thấy chưa thỏa mãn nên quyết định làm thêm con ngựa theo ý tưởng đẹp.
Theo tôi “đẹp” là cân đối, ngựa phải có chân dài, vậy là tôi xếp một con ngựa đẹp. Loại giấy tôi chọn là giấy trong suốt nên khi gấp xong, chiếu ánh sáng vào sẽ thấy con ngựa giống như bước ra từ chuyện cổ tích”.
Bình luận (0)