Đây là dịp quý báu để mọi người cùng hàn huyên, tâm sự, bỏ qua mọi chuyện trong năm cũ, đón một năm mới nhiều niềm vui, phấn khởi trong tinh thần đoàn kết, vui tươi.
Nguồn gốc của tết Nguyên Đán
Tết là do đọc chệch từ chữ Tiết (tiếng Hán) mà ra, nguyên là đầu tiên, đán là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian đầu của một năm mới. Dần dần được gọi vắn tắt là tết.
tin liên quan
Người Việt xưa trồng cây nêu ngày Tết để làm gì?Trong Đất lề quê thói, Nhất Thanh cho biết phép làm lịch của ta theo khoa học thiên văn như của Trung Hoa, lấy khởi điểm ở tháng Dần làm tháng Giêng là lúc chuôi (hay đuôi) sao Bắc Đẩu chỉ về phương Dần, đến tháng Hai chuôi sao Đẩu chỉ về phương Mão… cho đến tháng Chạp thì đuôi sao Đẩu chỉ về phương Sửu.
Tiến sĩ Trần Long (giảng viên khoa Văn hóa học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng cho biết tết gắn liền với chữ tiết trong 24 tiết trong năm. Tiết là một hiện tượng khí hậu thay đổi sau 15 ngày quả đất tự quay quanh đó và đi một đoạn trên quỹ đạo biểu kiến quanh mặt trời. Tết là khoảng thời gian Bắc bán cầu dần dần dịch chuyển đến gần mặt trời hơn, thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.
|
Ở vùng Bắc bộ ngày xưa, nông dân thường gặt hái xong mới tổ chức lễ hội. Nếu được mùa thì lễ hội hoành tráng, mất mùa vẫn tổ chức lễ hội nhưng khiêm tốn hơn. Ngày Tết được thống nhất chung nhưng lễ hội mừng xuân thì không trùng nhau giữa các tộc người và giữa các làng xã.
Vì sao nói Tháng Giêng là tháng ăn chơi?
Theo TS Trần Long, khu vực Bắc bộ do sông Đà và sông Hồng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên địa hình thấp dần về phía Đông Nam. Vùng trên làm ruộng trước thì gặt trước, các vùng thấp làm ruộng sau sẽ gặt sau. Gặt xong dân làng dọn ruộng, đốt rạ để có đất trống, bằng phẳng làm chỗ vui chơi, tổ chức lễ hội.
|
tin liên quan
Tết đến ngay trên đồng lạc: Con trâu vẫn đi trước cái cày theo sauCũng theo TS Trần Long, người Tày, Nùng ở vùng đất cao gặt xong từ trước tết nên họ tổ chức lễ hội từ tháng Chạp, đó là lễ hội Lồng Tồng. Tên của lễ hội này gần với từ dịch ra tiếng Việt là xuống đồng (Người Tày sống ở trên cao, làm ruộng ở dưới thấp nên gọi là xuống đồng, xuống đồng ở đây là để chơi hội). Trên những cánh đồng gặt xong, dọn sạch, người dân khắp bản làng tổ chức các trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc như đá cầu, cướp phết, đánh đu, hát giao duyên...
TS Long nhận định, ngày trước, kinh tế nước ta chủ yếu làm nông nghiệp thủ công. Đời sống người dân đơn điệu và quanh quẩn trong xóm làng/bản làng. Ngày nay, kinh tế chuyển dịch cơ cấu, dịch vụ phát triển, thu nhập tăng, đời sống được nâng lên, nhiều người có quan niệm ngày Tết còn là dịp để đi đây đi đó mở mang tầm mắt. Phần khác, không ít người tranh thủ kỳ nghỉ tết để đi nghỉ dưỡng xa.
|
Điều này hình thành một lối sinh hoạt mới trong dịp Tết, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân. Trước thực tế này, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng có một sự “trả giá” nhất định vì những tập tục truyền thống có ý nghĩa gắn kết gia đình, xóm giềng dần đang bị mai một, nhất là tục nấu bánh chưng ngày Tết.
Những ngày cuối năm, nhà nhà nấu bánh chưng, có nơi, xóm giềng chung nhau cùng nấu một nồi bánh. Mọi người quây quần bên nồi bánh chưng cùng trò chuyện, tâm tình, ôn lại những tháng ngày gian nan vất vả cả những niềm vui riêng, niềm vui chung. Đó là dịp để mọi người bỏ qua cho nhau những vướng mắc, hiểu lầm... càng hiểu nhau hơn; mọi người cùng khép lại quá khứ để hướng tới một năm mới hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp hơn.
Bình luận (0)