Người xây "khách sạn bóng đêm"

17/12/2011 11:40 GMT+7

31 tuổi, công tác trong lĩnh vực du lịch ở một tổ chức phi lợi nhuận, là Chủ tịch Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững, TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh gây dấu ấn với chiêu khai thác du lịch độc và lạ bằng "Khách sạn bóng đêm". Dự án vừa rinh về giải Cống hiến trong cuộc thi ý tưởng kinh tế xanh năm 2011.

31 tuổi, công tác trong lĩnh vực du lịch ở một tổ chức phi lợi nhuận, là Chủ tịch Liên hiệp khoa học phát triển du lịch bền vững, TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh gây dấu ấn với chiêu khai thác du lịch độc và lạ bằng "Khách sạn bóng đêm". Dự án vừa rinh về giải Cống hiến trong cuộc thi ý tưởng kinh tế xanh năm 2011.

Khai thác giá trị bóng tối

 
TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh.   

Thường xuyên tổ chức các nhóm hoạt động nghiên cứu sáng tạo sản phẩm du lịch với sự tham gia của nhà khoa học trẻ, chị Hạnh cùng đồng nghiệp có nhiều dự án, sản phẩm du lịch hay như: sản phẩm Mưa, bão, lụt...miền Trung; Giờ trái đất; Cát, Muối và rác; kỳ quan Hạ Long; Rơm... được xã hội quan tâm và đón nhận. Có một số nghiên cứu khoa học đã được ký hợp đồng chuyển giao công nghệ vào thực tế của địa phương như: Lụt Hội An; Mưa Huế...

Luôn có những hoạt động nghiên cứu sáng tạo hướng đến thay đổi tư duy của cộng đồng trong khai thác tài nguyên và tạo ra sự đột phá trong phát triển du lịch, lần này, với khách sạn bóng đêm, chị Hạnh mang đến một chiêu khai thác du lịch độc và lạ.

Chia sẻ về xuất phát điểm của ý tưởng, TS Hạnh cho biết: Từ mong muốn Giờ trái đất (Earth hour) trở thành hành động thiết thực thường xuyên, có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế xã hội, thu hút được sự tham gia tự nguyện, tích cực từ cộng đồng tôi nghĩ tới khách sạn không ánh sáng và lên kế hoạch xây dựng mô hình”.

Theo chị Hạnh, giờ trái đất hay còn gọi là giờ bóng tối, hạn chế sử dụng điện, nếu nhìn bóng tối ở một góc nhìn khác, với một tư duy mới sẽ khai thác được những giá trị, vẻ đẹp mà bóng tối đem lại. Khách sạn bóng đêm ra đời để khai thác những giá trị đó.

Đây là mô hình khách sạn sử dụng nguồn năng lượng điện ở mức tối thiểu, nội thất tại các phòng ăn, phòng ngủ được thiết kế bằng những vật liệu phát sáng để khai thác vẻ đẹp cuốn hút của bóng tối.

Khách đến được trải nghiệm trong bóng tối với phòng ăn tình nhân trong bóng tối trong ánh sáng huyền ảo từ các đồ vật phát quang tự nhiên; phòng bữa ăn âm phủ dành cho du khách yêu thích cảm giác mạnh; phòng bữa ăn quê xưa giúp khách trở lại không khí của làng quê với ánh trăng, ánh sao, đèn dầu. Ngoài ra là các hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi dân gian, lễ hội văn hóa, khám phá thiên văn, vũ trụ trong bóng tối...

“Từ những hoạt động đưa đến cho khách trải nghiệm lạ, thú vị tôi muốn đưa ra thông điệp tiết kiệm điện và tạo thói quen tiết kiệm năng lượng tự nguyện vào các buổi tối, không chỉ riêng tại Giờ trái đất”, chị Hạnh nói.

30% nhân viên khách sạn là người khiếm thị


Mô phỏng mô hình khách sạn bóng đêm 

Điều đặc biệt, phục vụ tại khách sạn bóng đêm có đến 30% là người khiếm thị. Lý giải về điều này, chị Hạnh cho hay, sự có mặt của người khiếm thị tại mô hình này giúp cho khách hiểu và cảm nhận được cuộc sống trong bóng tối của người khiếm thị, thông cảm với người bị mất đi ánh sáng.

Theo chị Hạnh, người khiếm thị tuy hạn chế về thị giác nhưng các giác quan khác như thính giác, khứu giác, xúc giác... rất nhạy bén, họ đi lại trong bóng tối tốt hơn bình thường và có khả năng chơi đàn, làm thơ hay. Các hoạt động tại khách sạn bóng đêm có sự tham gia của người khiếm thị sẽ làm cho khách sạn hấp dẫn, phong phú hơn.

Công việc này cũng giúp người khiếm thị tự tin và hoà nhập cộng đồng. Khi có ý tưởng này, Hạnh đã tham khảo ý kiến của một số người khiếm thị thuộc Hội người mù quận Hoàn Kiếm Hà Nội và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, tạo thêm chị động lực để triển khai dự án.

Hiện tại khách sạn Hương Giang (Huế) là nơi thử nghiệm đầu tiên của mô hình này.

Theo Tiền Phong

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.