NBA - vô địch bóng rổ nhà nghề Mỹ, là giải đấu nổi tiếng nhất thế giới trong môn thể thao này. Đó là sân chơi của các huyền thoại như Michael Jordan, Magic Johnson, Charles Barkley, Larry Bird...
>> Những bóng hồng quyền lực trong thể thao: Không ai đứng trên Barbara
>> Những bóng hồng quyền lực trong thể thao: 'Bà chủ Chelsea
>> Những bóng hồng quyền lực trong thể thao: Cựu tiền đạo Mỹ điều hành bóng đá Ý
>> Những bóng hồng quyền lực trong thể thao: Sếp nữ bán cả chồng
>> Những bóng hồng quyền lực trong thể thao: 'Bà chủ Chelsea
>> Những bóng hồng quyền lực trong thể thao: Cựu tiền đạo Mỹ điều hành bóng đá Ý
>> Những bóng hồng quyền lực trong thể thao: Sếp nữ bán cả chồng
|
Thu nhập của những VĐV này vượt xa các ngôi sao bóng đá nổi tiếng nhất thế giới cùng thời với họ. Sự hấp dẫn của giải đấu này công đầu thuộc về một phụ nữ, đó là Heidi Ueberroth.
Trong những năm 1980, đội tuyển bóng rổ Mỹ, với các ngôi sao của NBA, mạnh đến nỗi gần như chỉ thi đấu biểu diễn chứ không tranh giải (và trong nhiều trường hợp, họ... không được dự giải, vì tính chất nhà nghề của họ). Tuy nhiên, không phải bất cứ người hâm mộ thể thao bình thường nào cũng hiểu NBA đến ngọn ngành, và đấy là đặc điểm chung của thể thao nhà nghề Mỹ.
Một cách tổng quát, có 4 giải lớn làm nên toàn bộ bề mặt của làng thể thao nhà nghề Mỹ trong các môn chơi đồng đội, là NBA (bóng rổ), NFL (bóng đá kiểu Mỹ), NHL (khúc côn cầu trên băng) và MLB (bóng chày). Doanh thu rất cao và mức lương khủng làm cho những giải đấu này trông giống như ngành công nghiệp giải trí hơn là cuộc chơi thể thao. Nhưng tiếng vang và mức độ ảnh hưởng của các giải đấu ấy thì chỉ gói gọn ở khu vực Bắc Mỹ (trên danh nghĩa là giải VĐQG của Mỹ, nhưng thực chất thì gồm cả Mỹ và Canada). Duy nhất chỉ có giải NBA vượt ra khỏi phạm vi Bắc Mỹ và được theo dõi, hâm mộ trên khắp thế giới. Vì sao?
Công đầu thuộc về Heidi Ueberroth, nữ quan chức duy nhất từng giữ cương vị điều hành ở 4 giải thể thao nhà nghề lớn của Mỹ. Gia nhập NBA từ năm 1994, Heidi nhanh chóng nhận ra sự hạn chế của giải đấu này - điều mà các đồng nghiệp nam không hề lưu ý.
Chẳng ai nghĩ gì về tình trạng thể thao nhà nghề Mỹ đóng cửa tự chơi với nhau, về chuyện thế giới chơi thể thao theo những hệ thống khác, những tổ chức khác, những con đường khác, mà vẫn phát triển mạnh mẽ cả về chuyên môn lẫn kinh tế. NBA phải có sức phát triển rộng khắp, chứ đâu thể tự giới hạn mình như vậy! Thế là ý tưởng và sức làm việc của Heidi Ueberroth đã đem lại thành công rực rỡ cho giải NBA suốt 20 năm. Thành quả lớn nhất: NBA trở thành giải thể thao nhà nghề duy nhất của Mỹ được "xuất khẩu" ra ngoài. Chẳng những thế, đấy còn là sự kiện thể thao đứng thứ 3 trên thế giới về mức độ truyền hình. NBA hiện được phát sóng ở 215 quốc gia, với 47 ngôn ngữ khác nhau, chỉ đứng sau Olympic mùa hè và World Cup bóng đá nam.
Người ta phải thành lập hẳn một bộ phận chuyên biệt, gọi là NBA International, để phụ trách những công việc mang tính "quốc tế", biến NBA thành một giải đấu hấp dẫn trên toàn cầu. Heidi Ueberroth chính là chủ tịch của bộ phận NBA International ấy. Cô đàm phán hợp đồng truyền hình, gầy dựng cơ sở mới, mở rộng thương hiệu, sáng lập ra NBA Trung Quốc, đưa bóng rổ đến tận Ấn Độ - nơi mà dân chúng chỉ quan tâm mỗi cricket. Mỗi năm, bộ phận NBA International của Heidi Ueberroth đem về cho NBA hàng trăm triệu USD lợi nhuận - khoảng 10% tổng lợi nhuận của giải đấu này.
Chẳng biết có phù hợp hay không khi dùng cụm từ "hổ phụ sinh hổ tử" để nói về bố con nhà Ueberroth. Heidi còn thành công hơn cả ông bố, vốn cũng là một nhà điều hành thể thao chuyên nghiệp nổi tiếng, ít ra là trong một khía cạnh nào đó. Bố cô, Peter Ueberroth, chính là Trưởng ban Tổ chức Olympic 1984 tại Los Angeles. Sau này, ông từng giữ ghế Chủ tịch Hội đồng Olympic Mỹ và có thời gian là trưởng ban tổ chức của giải bóng chày MLB. Rõ ràng, giải MLB của ông bố đã không phát triển được đến mức độ toàn cầu như giải NBA của cô con gái!
Cách đây vài năm, đã có những bài phân tích trên báo chí Mỹ về khả năng Heidi Ueberroth tiến lên làm chủ giải NBA. Nhưng cô đã bất ngờ tuyên bố chia tay NBA vào năm ngoái, sau đúng 20 năm tham gia điều hành giải đấu này với những dấu ấn sâu đậm. Trước mắt, Heidi vẫn gắn bó với NBA trong vai trò cố vấn. Giới phân tích thể thao nhà nghề đang chờ để xem đâu sẽ là cương vị mới cho nhà điều hành thể thao xuất sắc này. Người ta cho rằng Heidi Ueberroth chia tay vì chức danh Chủ tịch NBA International xem ra vẫn chưa phải là giới hạn cuối cùng đối với khả năng làm việc của cô.
Nguyễn Minh
>> Cựu ngôi sao bóng rổ NBA là bạn của Kim Jong Un
>> Trung Quốc “cản trở” cầu thủ đến từ NBA
>> FIFA nên học theo NBA
>> Trung Quốc “cản trở” cầu thủ đến từ NBA
>> FIFA nên học theo NBA
Bình luận (0)