Con số này tăng mạnh so với số lượng 139.000 máy tính bị nhiễm virus đào tiền ảo do Bkav công bố vào cuối tháng 3 vừa qua.
tin liên quan
Việt Nam là thị trường giao dịch tiền ảo top đầu châu ÁTheo các chuyên gia Bkav, virus đào tiền ảo lây nhiễm bằng cách tấn công vào các máy tính tồn tại lỗ hổng SMB. Đây là lỗ hổng từng bị khai thác bởi virus WannaCry để lây nhiễm hơn 300.000 máy tính trên thế giới chỉ sau vài giờ trong năm 2017. Sau khi lây nhiễm, loại virus này sẽ chiếm quyền điều khiển và sử dụng tài nguyên máy tính để đào tiền ảo, làm chậm máy tính. Việc này không chỉ gây khó chịu cho người sử dụng mà còn làm tiêu hao điện năng, giảm tuổi thọ của máy tính.
Nguy hiểm hơn, virus có khả năng cập nhật và tải thêm các mã độc khác nhằm xóa dữ liệu, ăn cắp thông tin cá nhân hay thậm chí thực hiện tấn công có chủ đích APT. Theo hướng dẫn của các chuyên gia Bkav, nếu thấy máy tính chạy chậm, người dùng có thể tải và cài đặt phần mềm diệt virus để diệt virus và xử lý hiện tượng này.
Virus đào tiền ảo là 1 trong 5 loại mã độc phổ biến tại Việt Nam, bên cạnh virus USB, virus mã hóa dữ liệu, phần mềm gián điệp và mã độc tấn công APT.
Nguyên nhân chính khiến máy tính có thể bị nhiễm virus này do có tới hơn 50% máy tính tại Việt Nam chưa được vá lỗ hổng SMB dù đã được phát hiện và cảnh báo từ năm 2017.
Thống kê từ Bkav cũng cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm mã độc tại Việt Nam luôn ở mức rất cao với việc có trên 60 triệu lượt máy tính bị nhiễm mã độc mỗi năm. Thiệt hại do virus máy tính gây ra cho người dùng Việt Nam đã liên tục tăng qua các năm, từ 8.500 tỉ đồng vào năm 2014 lên 10.400 tỉ đồng vào năm 2016 và năm ngoái là 12.300 tỉ đồng.
Bình luận (0)