Nghiên cứu cho thấy trên thế giới có đến 50% bệnh nhân nội trú bị suy dinh dưỡng. Tình hình chung này xảy ra tại các cơ sở y tế ở tất cả quy mô và chưa có sự cải thiện nào trong suốt thập kỷ qua. Tại Việt Nam, theo ước tính, có đến 78% bệnh nhân nội trú đang ở trong tình trạng dinh dưỡng kém hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, gây ra tác động tiêu cực đến hiệu quả và chi phí điều trị.
“Một số bệnh nhân đã có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng khi nhập viện. Một số bệnh nhân khác lại bị thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hồi phục khi bệnh nhân không có đủ năng lượng, protein hay vi chất để chống lại bệnh tật. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ tập trung vào điều trị mà có xu hướng bỏ qua khâu chăm sóc dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe”, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Toản - nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết.
Theo một nghiên cứu gần đây, việc áp dụng bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống cho bệnh nhân nội trú giúp giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí cho mỗi lần điều trị và giảm tỉ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, vì chưa được đầu tư đầy đủ về mặt thời gian, chi phí và đào tạo trong bệnh viện nên phương pháp can thiệp dinh dưỡng vẫn chưa được áp dụng triệt để.
Quang Thuần
>> Nằm viện, nguy cơ suy dinh dưỡng cao
>> Long An: Giảm 0,5 - 1% trẻ suy dinh dưỡng
>> Hơn 267.000 trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng cấp tính
>> Niềm vui khi con thoát suy dinh dưỡng thấp còi
Bình luận (0)