Nếu không tính quãng thời gian chớm vào nghề nhưng đã không may 'dính nạn' thì đến thời điểm này, cuộc đời HLV của Nguyễn Hưu Thắng chuẩn bị bước vào chương thứ 3 - cái chương thử thách nhất nhưng cũng có thể sẽ là cái chương vàng son nhất.
Chờ đợi và hy vọng chương thứ 3 trong đời cầm quân của Hữu Thắng cũng sẽ là cái chương mà người hâm mộ bóng đá Việt Nam được ca khúc khải hoàn - Ảnh: Khả Hòa
|
Chương 1 bắt đầu khi Nguyễn Hữu Thắng đồng ý về dẫn dắt một Hà Nội T&T đang đứng bét bảng sau giai đoạn lượt đi V-League 2009. Nhiều người bảo đấy là một quyết định điên rồ, vì lịch sử V-League chứng tỏ tất cả các đội bét bảng lượt đi sau đó đều xuống hạng. Đấy là còn chưa kể nhiều cầu thủ Hà Nội T&T thời ấy còn rơi nước mắt xót xa cho sự ra đi của người thầy ruột Triệu Quang Hà.
Ngày đầu tiên gặp gặp các cầu thủ Hà Nội T&T, đọc được từ ánh mắt của các cầu thủ những cái nhìn không hoàn toàn thiện cảm, Hữu Thắng nói đơn giản nhưng quyết liệt: "Bây giờ tôi và các bạn cùng ngồi trên một con thuyền. Thuyền đắm, cả hai chúng ta đều chết". Phải nói, dưới thời Triệu Quang Hà, Hà Nội T&T được vận động bởi chủ nghĩa duy tình, còn dưới thời Nguyễn Hữu Thắng lại là chủ nghĩa uy thế - chủ nghĩa đại ca. Kết quả, Hà Nội T&T càng đá càng vào phom và phút cuối trụ hạng thần kỳ.
Lẽ ra chương 1 còn kéo dài thêm nếu Hữu Thắng nhận lời ở lại Hà Nội T&T và ai cũng tin đấy sẽ là một mùa giải chói sáng, vì thực tế, V-League 2010, cả nước mong Hà Nội T&T vô địch để mừng lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhưng tiếng gọi quê hương cùng những nỗi niềm riêng với bóng đá quê hương đã khiến Hữu Thắng lắc đầu, quyết về Sông Lam làm lại.
V-League 2010 quả đúng là Hà Nội T&T vô địch và ai cũng hiểu đấy là một chức vô địch đến từ thời thế, nhiều hơn là từ sức mạnh của một đội bóng mà chỉ một mùa trước đó còn phải vật lộn khốn khổ với cuộc chiến chống xuống hạng cuối mùa. Nhiều người tiếc cho Hữu Thắng đã không ở lại, để không được tận hưởng cái chiến công mà khi đó ai cũng bảo là khi đó Hữu Thắng xứng đáng được hưởng.
Thế nhưng cũng chẳng phải chờ đợi lâu, ở chương 2 của cuộc đời huấn luyện, Hữu Thắng đã nhanh chóng cùng Sông Lam vô địch V-League 2011. Sau trận "chung kết" với chính đội bóng cũ Hà Nội T&T trên sân Vinh, khi tỷ số hòa 1-1 được đóng chốt và Sông Lam chính thức đăng quang thì Hữu Thắng chùa ùa vào sân, vừa ôm đầu, vừa gào thét đến kinh hồn bạt vía.
Một ngày sau trận "chung kết" cuộc đời ấy, tôi ngồi cà phê với Hữu Thắng giữa thành Vinh và nghe anh chia sẻ rất thực lòng: "Sau hiệp 1, khi chúng tôi dẫn trước 1-0, tôi đã hỏi các cầu thủ: Hiệp 2, nếu đối thủ gỡ hòa, rồi dẫn ngược, các em sẽ làm gì? Tất cả các em chụm lại với nhau, và trả lời tôi là: TỬ CHIẾN. Nghe câu trả lời ấy, tôi tin vào chức vô địch một cách mãnh liệt".
Lại hỏi: "Với cá nhân anh, ý nghĩa lớn nhất của chức vô địch này là gì?". Trả lời: "Tôi thất bại ở đâu thì cuối cùng đã đứng lên được ở đấy". Cùng với câu trả lời, giọng Hữu Thắng run run cảm xúc.
Từ chương 1 đến chương 2 rõ ràng cuộc đời cầm quân của Hữu Thắng đã được nối tiếp bởi những chiến công ngoạn mục, từ trụ hạng ngoạn mục - trụ hạng trong bối cảnh không ai tin là có thể trụ hạng đến vô địch ngoạn mục, sau 90 phút chung kết căng thẳng, tra tấn thần kinh.
Bây giờ, sắp sửa là chương 3, với cương vị HLV trưởng đội tuyển Việt Nam. Cái chương mà có thể đã diễn ra từ năm 2012, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, bây giờ mới thành hiện thực.
Chẳng là 2012, sau thất bại của HLV Phan Thanh Hùng ở AFF Cup thì cùng với Lê Huỳnh Đức, Hữu Thắng cũng được nhắc đến như những ứng cử viên thay thế hàng đầu. Nhưng một mặt, cá nhân Hữu Thắng cũng chưa sẵn sàng, mặt khác "chọn Hữu Thắng lúc này có nhiều cái tế nhị. Đội tuyển thắng thì không sao, chứ thua, chỉ sợ không tránh khỏi những dị nghị này nọ ...", lời của Tổng thư ký VFF Ngô Lê Bằng trong một cuộc tâm sự với tôi khi ấy.
Nhưng bây giờ, có lẽ thời gian cũng đã đẩy "mọi cái tế nhị" vào quá khứ. Và bây giờ, Hữu Thắng cũng đã đủ sự tự tin để đối diện với một trong những thách thức lớn nhất trong đời cầm quân của mình. Có một chi tiết cần nhấn mạnh, trước Hữu Thắng, những ông thầy nội ở đội tuyển Việt Nam như Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc đều là những người hiền lành, tình cảm, và đều thất bại.
Còn với Hữu Thắng, người ta chờ đợi một bộ mặt hoàn toàn khác: uy thế hơn, sắt thép hơn và quan trọng là thành công hơn?
Chờ đợi và hy vọng chương thứ 3 trong đời cầm quân của Hữu Thắng cũng sẽ là cái chương mà người hâm mộ bóng đá Việt Nam được ca khúc khải hoàn.
Ngày đầu tiên gặp gặp các cầu thủ Hà Nội T&T, đọc được từ ánh mắt của các cầu thủ những cái nhìn không hoàn toàn thiện cảm, Hữu Thắng nói đơn giản nhưng quyết liệt: "Bây giờ tôi và các bạn cùng ngồi trên một con thuyền. Thuyền đắm, cả hai chúng ta đều chết". Phải nói, dưới thời Triệu Quang Hà, Hà Nội T&T được vận động bởi chủ nghĩa duy tình, còn dưới thời Nguyễn Hữu Thắng lại là chủ nghĩa uy thế - chủ nghĩa đại ca. Kết quả, Hà Nội T&T càng đá càng vào phom và phút cuối trụ hạng thần kỳ.
Lẽ ra chương 1 còn kéo dài thêm nếu Hữu Thắng nhận lời ở lại Hà Nội T&T và ai cũng tin đấy sẽ là một mùa giải chói sáng, vì thực tế, V-League 2010, cả nước mong Hà Nội T&T vô địch để mừng lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhưng tiếng gọi quê hương cùng những nỗi niềm riêng với bóng đá quê hương đã khiến Hữu Thắng lắc đầu, quyết về Sông Lam làm lại.
V-League 2010 quả đúng là Hà Nội T&T vô địch và ai cũng hiểu đấy là một chức vô địch đến từ thời thế, nhiều hơn là từ sức mạnh của một đội bóng mà chỉ một mùa trước đó còn phải vật lộn khốn khổ với cuộc chiến chống xuống hạng cuối mùa. Nhiều người tiếc cho Hữu Thắng đã không ở lại, để không được tận hưởng cái chiến công mà khi đó ai cũng bảo là khi đó Hữu Thắng xứng đáng được hưởng.
Thế nhưng cũng chẳng phải chờ đợi lâu, ở chương 2 của cuộc đời huấn luyện, Hữu Thắng đã nhanh chóng cùng Sông Lam vô địch V-League 2011. Sau trận "chung kết" với chính đội bóng cũ Hà Nội T&T trên sân Vinh, khi tỷ số hòa 1-1 được đóng chốt và Sông Lam chính thức đăng quang thì Hữu Thắng chùa ùa vào sân, vừa ôm đầu, vừa gào thét đến kinh hồn bạt vía.
Một ngày sau trận "chung kết" cuộc đời ấy, tôi ngồi cà phê với Hữu Thắng giữa thành Vinh và nghe anh chia sẻ rất thực lòng: "Sau hiệp 1, khi chúng tôi dẫn trước 1-0, tôi đã hỏi các cầu thủ: Hiệp 2, nếu đối thủ gỡ hòa, rồi dẫn ngược, các em sẽ làm gì? Tất cả các em chụm lại với nhau, và trả lời tôi là: TỬ CHIẾN. Nghe câu trả lời ấy, tôi tin vào chức vô địch một cách mãnh liệt".
Lại hỏi: "Với cá nhân anh, ý nghĩa lớn nhất của chức vô địch này là gì?". Trả lời: "Tôi thất bại ở đâu thì cuối cùng đã đứng lên được ở đấy". Cùng với câu trả lời, giọng Hữu Thắng run run cảm xúc.
Từ chương 1 đến chương 2 rõ ràng cuộc đời cầm quân của Hữu Thắng đã được nối tiếp bởi những chiến công ngoạn mục, từ trụ hạng ngoạn mục - trụ hạng trong bối cảnh không ai tin là có thể trụ hạng đến vô địch ngoạn mục, sau 90 phút chung kết căng thẳng, tra tấn thần kinh.
Bây giờ, sắp sửa là chương 3, với cương vị HLV trưởng đội tuyển Việt Nam. Cái chương mà có thể đã diễn ra từ năm 2012, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, bây giờ mới thành hiện thực.
Chẳng là 2012, sau thất bại của HLV Phan Thanh Hùng ở AFF Cup thì cùng với Lê Huỳnh Đức, Hữu Thắng cũng được nhắc đến như những ứng cử viên thay thế hàng đầu. Nhưng một mặt, cá nhân Hữu Thắng cũng chưa sẵn sàng, mặt khác "chọn Hữu Thắng lúc này có nhiều cái tế nhị. Đội tuyển thắng thì không sao, chứ thua, chỉ sợ không tránh khỏi những dị nghị này nọ ...", lời của Tổng thư ký VFF Ngô Lê Bằng trong một cuộc tâm sự với tôi khi ấy.
Nhưng bây giờ, có lẽ thời gian cũng đã đẩy "mọi cái tế nhị" vào quá khứ. Và bây giờ, Hữu Thắng cũng đã đủ sự tự tin để đối diện với một trong những thách thức lớn nhất trong đời cầm quân của mình. Có một chi tiết cần nhấn mạnh, trước Hữu Thắng, những ông thầy nội ở đội tuyển Việt Nam như Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc đều là những người hiền lành, tình cảm, và đều thất bại.
Còn với Hữu Thắng, người ta chờ đợi một bộ mặt hoàn toàn khác: uy thế hơn, sắt thép hơn và quan trọng là thành công hơn?
Chờ đợi và hy vọng chương thứ 3 trong đời cầm quân của Hữu Thắng cũng sẽ là cái chương mà người hâm mộ bóng đá Việt Nam được ca khúc khải hoàn.
Bình luận (0)