Nguyên lý khí công đạo gia (tiếp theo)

19/01/2010 10:02 GMT+7

Thuật luyện kim đan và trường thọ Khí công Đạo giáo bắt nguồn từ thuật luyện đan để cầu trường sinh bất tử của các phương sĩ. Loại kim đan luyện được từ kim loại, khoáng thạch, dược liệu thì gọi là “ngoại đan”; còn khí công, bao gồm thuật đạo dẫn, thai tức, phục khí… thì gọi là “nội đan”.

Thuật luyện kim đan và trường thọ

Khí công Đạo giáo bắt nguồn từ thuật luyện đan để cầu trường sinh bất tử của các phương sĩ. Loại kim đan luyện được từ kim loại, khoáng thạch, dược liệu thì gọi là “ngoại đan”; còn khí công, bao gồm thuật đạo dẫn, thai tức, phục khí… thì gọi là “nội đan”.

Khi ngoại đan hoàn toàn thất bại vì tác dụng phụ của nó, cùng với sự phát triển của y dược học và huyền học Trung Hoa, thuật nội đan đã dần dần trở nên cực thịnh. Nội đan là phương pháp lấy cơ thể làm lò luyện, lấy ý niệm làm lửa, lấy tinh-khí-thần làm dược liệu để tu luyện. Phép luyện này không sợ thương tổn đến tính mệnh, dù không thành tiên cũng giúp đẩy lùi bệnh tật, cường thân kiện thể, diên niên ích thọ.

Cơ sở kết kim đan

Đạo giáo khí công miêu tả quá trình tu luyện tuần tự theo các bước: “Luyện tân hóa tinh - Luyện tinh hóa khí - Luyện khí hóa thần - Luyện thần hoàn hư - Luyện hư hợp đạo”, rất hiếm người luyện thành cả quy trình trên. “Tân” tức tân dịch, nước bọt; “Tinh” gồm hai dạng là nguyên tinh tiên thiên và trọc tinh hậu thiên - tức “tinh dịch”, nguyên tinh vô hình vô chất, phụ vào trọc tinh, trọc tinh xuất ra thì nguyên tinh tiêu tán. Vì vậy, Đạo giáo chủ trương luyện tinh hóa khí hoặc hoàn tinh bổ não, nên có thuyết rằng “Thuận thì thành người, nghịch thì thành tiên”, ý nói tinh xuất ra có thể tạo thành người (sinh con), còn ngược lại hóa khí thì có thể thành tiên.

Chọn tư thế đứng, ngồi hoặc nằm, nam giới úp lòng bàn tay trái lên hạ đan điền, bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái; nữ giới thì ngược lại. Nhắm mắt nhập tĩnh, tập trung chú ý ở vùng hạ đan điền. Khi tập trung cao độ, người luyện có thể thấy khí của các đường kinh mạch quy về dưới đan điền, hình trạng giống như những sợi châu nhiều màu lưu động ở đan điền, đây gọi là “tinh khí quy nguyên”.

Lúc này cần chuyên tâm ngưng thần tụ khí, tập trung ở đan điền, điều chỉnh hơi thở trở nên càng sâu, càng dài. Lâu ngày dưới tác dụng của ý niệm, khí của kinh mạch sẽ tụ lại thành khối lớn như quả trứng, có màu đỏ hoặc vàng, trắng. Tiếp tục dùng ý niệm và ngưng thần tụ khí như trên, khối đan luyện thành sẽ dần dần chuyển sang màu ngọc trắng.

Khi đan đã thành vẫn tiếp tục luyện để dưỡng đan trở nên chắc hơn. Lúc này sau khi nhập tĩnh, điều chỉnh hô hấp sao cho lúc thở ra càng ngắn nhỏ, lúc hít vào càng sâu dài, dần dần thấy cơ bắp của mình cũng co giãn theo nhịp hô hấp. Dùng ý niệm quán tưởng khối đan từ nhỏ trở nên lớn rồi từ lớn chuyển thành nhỏ, lớn đến vô cùng, nhỏ tới cực điểm. Lúc này thể xác hòa hợp cùng đại tự nhiên làm một. (còn tiếp)

Thượng Văn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.