Co thắt bao xơ là gì?
Sau khi đặt túi độn vào trong khoang, cơ thể sẽ tạo nên pocket bao bọc túi ngực, thông thường pocket rất mềm mại, đồng nhất với mô xung quanh, không thể sờ thấy và cảm nhận được nhưng với trường hợp co thắt bao xơ thì pocket dày lên, có những dải sợi xơ cứng (do sẹo xơ hình thành quanh túi ngực) gọi là bao xơ. Co thắt bao xơ có 4 cấp độ từ 1 đến 4, đối với độ 1 và 2 rất khó nhận biết vì không có cảm giác cứng hoặc đau rõ rệt. Đối với độ 3 và 4 dễ nhận thấy qua hình ảnh ngực biến dạng, co rút, ngực cảm giác đau thắt lại khi vận động vùng vai ngực, một số trường hợp xảy khi ngủ, nghỉ ngơi.
Co thắt bao xơ xảy ra khi nào?
Co thắt bao xơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau nâng ngực khi pocket đã được hình thành hoàn chỉnh; độ 1 và 2 khó nhận biết chính vì thế nhiều chị em không phát hiện, qua thời gian lâu phát triển lên độ 3 và 4. Thông thường, tình trạng bao xơ xảy ra trong quá trình lành thuơng. Khoảng 75% các trường hợp co thắt bao xơ (nếu có) sẽ xảy ra trong vòng hai năm kể từ khi chị em đặt túi ngực.
Co thắt bao xơ sau nâng ngực phổ biến nhưng nhiều chị em không để ý những dấu hiệu lâm sàng dẫn đến qua thời gian ngực cứng và biến dạng, một số trường hợp đau nhiều khi vận động vùng vai ngực.
Có nhiều trường hợp co thắt bao xơ diễn ra từ 6 tháng đến 12 tháng sau phẫu thuật, chị em cảm nhận được cơn đau co thắt nhưng không thường xuyên. Mỗi người có cấu trúc mô liên kết rất khác nhau, điều này có nghĩa là quá trình lành thương, diễn tiến tạo bao xơ cũng khác nhau.
Các dấu hiệu và chẩn đoán co thắt bao xơ
Nghiên cứu cho thấy rằng cứ 6 ca nâng ngực thì có 1 người gặp phải tình trạng co thắt bao xơ ở một mức độ nào đó, mặc dù không phải tất cả các trường hợp đều có triệu chứng rõ ràng.
Chẩn đoán co thắt bao xơ thường dựa vào khám lâm sàng ngực ở tư thế đứng (ngồi) và tư thế nằm, khi sờ vào cảm giác cứng tại một hay nhiều vị trí trên bầu ngực. Trong đó, chụp MRI chuyên sâu về nhũ là phương pháp giúp chẩn đoán co thắt bao xơ dưới dạng hình ảnh trực tiếp hoặc gián tiếp. Co thắt bao xơ có thể được phân loại theo độ từ I đến IV:
- Độ I - Bao xơ khó đánh giá: Có hoặc không có triệu chứng, sự hình thành mô sẹo xung quanh túi ngực không ảnh hưởng đến kích thước, hình dạng hoặc kết cấu của ngực. Ngực trông tự nhiên và vẫn mềm mại khi chạm vào.
- Độ II - Biểu hiện với triệu chứng: Hình dạng ngực bình thường nhưng hơi cứng khi chạm vào ở tư thế đứng và cứng hơn ở tư thế nằm. Cũng có nhiều trường hợp cứng tại một số vị trí trên bầu ngực.
- Độ III - Biểu hiện rõ rệt về hình dạng và cảm nhận: Ngực cứng, có một số vùng biến dạng do co rút, lâu lâu cảm giác co thắt lại nhưng không thường xuyên.
- Độ IV - Tương tự như độ III nhưng bao xơ cứng hơn và kèm theo đau co thắt nhiều, ngực biến dạng rõ.
Tránh bị co thắt bao xơ sau nâng ngực?
Loại trừ các nguyên nhân gây bao xơ không phải do tay nghề bác sĩ, khoang đặt túi phù hợp với kích thước của túi, không tụ dịch, chảy máu trong khoang... Cách tránh bị co thắt bao xơ là trong 6 tháng đầu không vận động mạnh vùng vai và ngực. Tránh các động tác đè, bóp, va chạm, dùng lực lên vùng ngực và vai như khiêng vật nặng, tập thể thao vùng vai ngực, cần giữ vết thương diễn tiến lành tự nhiên. Sau 6 tháng các hoạt động diễn ra bình thường. Chụp MRI chuyên sâu về nhũ định kỳ theo khuyến cáo của các bác sĩ, kiểm tra tình trạng các bệnh lý liên quan đến ngực, túi ngực, pocket, bao xơ.
Phẫu thuật điều trị co thắt bao xơ
Không phải tất cả các trường hợp co thắt bao xơ đều cần phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn. Tùy theo bao xơ độ 1 đến độ 4, bao xơ dày mỏng, vị trí bao xơ, tình trạng khoang ngực hiện tại mà bác sĩ chọn phương án xử lý, bóc bao xơ toàn phần hay bán phần.
Mục tiêu của phẫu thuật điều trị co thắt bao xơ là tạo hình ngực thẩm mỹ, đồng đều, mềm mại, tự nhiên, cực dưới bầu ngực đều nhau, khe ngực phù hợp. Chính vì thế cần trao đổi cùng bác sĩ sau phẫu thuật vì sao chọn phương án cắt bao xơ toàn phần, bán phần và xem hình ảnh bao xơ sau khi lấy ra khỏi cơ thể.
Nên chọn bác sĩ có chuyên môn về bệnh lý và thẩm mỹ trong phẫu thuật bóc bao xơ tạo hình lại vòng 1. Trong quá trình bóc bao xơ cần hạn chế tình trạng chảy máu, chảy dịch và tụ dịch vì có nguy cơ gây bao xơ tái phát, ThS-BS Hồ Cao Vũ hiện đang công tác tại khoa ngoại Bệnh viện Chợ Rẫy khuyến khích sử dụng dao siêu âm trong phẫu thuật tháo túi ngực, bóc bao xơ, tạo hình lại khoang đặt túi. Dao siêu âm hoạt động theo cơ chế đốt - hàn - cắt hạn chế tối đa tình trạng chảy máu và chảy dịch, giảm nguy cơ co thắt bao xơ tái phát.
Quy trình bóc bao xơ sử dụng dao siêu âm Harmonic
- • Bước 1: Rạch da bằng dao thường.
- • Bước 2: Dùng dao siêu âm tách lớp tuyến, sau đó đến lớp cơ.
- • Bước 3: Tháo túi ngực cũ.
- • Bước 4: Vệ sinh khoang đặt túi (trường hợp vỡ túi ngực, rò rỉ túi, có dịch trong khoang).
- • Bước 5: Xác định vị trí bao xơ, tình trạng pocket dày hay mỏng.
- • Bước 6: Dùng dao siêu âm bóc tách, cắt bao xơ bán phần hoặc toàn phần phù hợp.
- • Bước 7: Tạo hình lại khoang đặt túi phù hợp với size túi mới.
Tháo túi ngực vỡ và bóc bao xơ dày 4-5cm
Dưới đây là trường hợp chị khách đã từng đặt túi nhiều năm, hiện tại ngực cứng và biến dạng, chị không biết chính xác thời gian túi ngực bị vỡ. Sau khi khám lâm sàng bác sĩ Vũ đánh giá túi vỡ (túi ngực không có phản lực khi bóp vào) và bao xơ độ 4 hai bên (cứng và biến dạng), chỉ định chụp MRI chuyên sâu về nhũ trước khi tháo túi ngực.
Trong phẫu thuật tháo túi bên trái túi ngực Allergan 222cc vỡ túi, vỏ túi bị vôi hóa, gel vàng, bóc tách bao xơ (độ dày khoảng từ 4 - 5cm), đặt túi mới. Bên phải, túi ngực Allergan 222cc vỡ túi, tụ dịch trong khoang có dịch xuất huyết màu đỏ sẫm, gel phản ứng với dịch nên gel có màu đen lẫn vàng sẫm, bóc bao xơ (độ dày khoảng từ 4 - 5cm), đặt lại túi mới, làm giải phẫu bệnh và cấy sinh đồ.
Bình luận (0)