Sau khi tham quan các phòng học, phòng tâm vận động trị liệu cũng như tìm hiểu hoạt động nhà trường…, bà Nguyễn Thị Bình tỏ ra cảm kích trước sự vất vả hy sinh của đội ngũ giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ.
“Tình thương dành cho học sinh là điều rất quan trọng. Tình thương cảm hóa con người”, bà Bình nhắn nhủ các giáo viên.
|
|
Nguyên Phó chủ tịch nước đề nghị gia đình và xã hội quan tâm hơn đến trẻ tự kỷ. Bà chia sẻ: “Tôi biết nhiều bậc cha mẹ hiện nay rất bận rộn. Nhưng làm gì thì làm, đã sinh con ra thì cần phải quan tâm đúng mực đến con cái. Những trẻ tự kỷ càng được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời thì hiệu quả phục hồi càng cao”.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm - sáng lập Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí, số trẻ mắc hội chứng tự kỷ ngày càng có xu hướng gia tăng, thậm chí có nơi tỷ lệ chiếm tới 1/90 (cứ 90 trẻ có 1 trẻ bị tự kỷ). Vì vậy, ông bày tỏ mong muốn Nhà nước có những chính sách dành cho trẻ tự kỷ, trong đó có việc mở trường chuyên biệt dành cho các em.
Đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em VN, bà Lê Thị Thu, cho biết sắp tới Hội sẽ phối hợp với các ban ngành liên quan mở hội thảo về trẻ tự kỷ, nhằm “gióng lên tiếng chuông báo động” cho xã hội và gia đình quan tâm hơn đối với những trẻ kém may mắn này.
Tin, ảnh: Như Lịch
>> Khả năng hồi phục của trẻ tự kỷ
>> Giúp trẻ tự kỷ giao tiếp
>> Robot giúp trẻ tự kỷ học
>> Hướng về trẻ tự kỷ
>> Trẻ tự kỷ được phát hiện từ 6 tháng tuổi
Bình luận (0)