Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (TP. Đà Nẵng): Nỗi lo cần chăm sóc

06/05/2006 11:09 GMT+7

Giáo sư Hoàng Châu Ký, trong cơn bệnh nặng, đã đưa ra một chương trình dự kiến phát triển tuồng cho nhà hát. Vấn đề xung quanh việc bảo tồn và phát triển kết hợp giữa văn hóa - giáo dục - du lịch. Tìm hướng đi hợp lý còn đang là hiện trạng chung của tuồng.

Khái niệm về sân khấu tuồng cổ, người ta thường nói về tính ước lệ cao, mang tính lịch sử bi hùng kịch. Nó chia làm 3 nhánh: Huế giọng nhẹ, Bình Định nghe trong và sắc sảo, Quảng Nam giọng nghe thô nhưng lại hợp với tuồng. Một văn tế tuồng Quảng Nam – Đà Nẵng có câu: "Từ vua Minh Mạng xây hoàn thành tự Việt Thường. Đến vua Tự Đức bảo diễn tuồng nên học theo cái giọng trung thanh của Quảng Nam". Tìm giải pháp gì đây ở một nơi là cái nôi của tuồng? Khi hàng trăm bản tuồng cổ (dị bản chữ Nôm) đang lưu lạc ngoài nước vẫn chưa dịch hết sang tiếng Việt. Do tính thời đại trong sân khấu hóa phần đông giới trẻ không hề thưởng thức đang là điều báo động lo âu.

Đứng trước hiện trạng "ế ẩm" người xem, nhà hát đã tìm mọi cách để hoạt động như biểu diễn múa rối nước, giới thiệu tuồng cho khách du lịch nhưng không thành công. Chiếc ghế vẫn lạnh tanh, nhà hát đóng cửa hàng đêm buồn bã, nghệ sĩ tuồng chỉ biết than vãn vô vọng. Theo ông Phạm Thanh Tỵ (Trưởng phòng Nghiệp vụ chuyên môn đào tạo) cho hay: "Hàng năm có 30 sinh viên ngành tuồng (Quảng Bình - Quảng Nam) tốt nghiệp trường VHNT TP. Đà Nẵng nhưng cơ hội rất ít. Đây là đào tạo theo địa chỉ vào nhà hát, thế hệ nối nghiệp đang phải lo. Một số nghệ sĩ phải đánh trống, đàn cò các đám dễ gây sự phản cảm…". Đối với thế hệ diễn viên trẻ tại nhà hát thì họ luôn lo âu khi nhắm đến nghề mình đang theo. Diễn viên T.Tuyền 28 tuổi, hơn 10 năm nghề tâm sự: "Từ nhỏ em đam mê nghề ca múa và hát bội nhưng nó đang mỗi ngày một lạc lẽo, điều kiện biểu diễn trong và ngoài nước không có, phải chạy sô làm thêm từ các chương trình văn hóa, tour du lịch của các nhà hàng tổ chức...". Đó là vài tiêu điểm đang lo gối đầu của nhà hát. Đứng trước vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Trường - Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng đã có vài ý kiến: "Chúng tôi luôn hỗ trợ theo lộ trình văn hóa du lịch, in tờ rơi giới thiệu nhà hát, có điều du khách chỉ có thời gian nhanh 15-20 phút, nhiều khi họ không thích nghe vì không hiểu, nên chạy dòng tiếng Anh. Hãy cần có giải pháp tốt hơn, mồi phải ngon thì mới câu được khách...".

Từ vần đề nêu trên, giáo sư Hoàng Châu Ký đã đề ra những giải pháp cụ thể cho nhà hát từ lâu để cho tuồng phần nào định danh lại. Đó là tổ chức "Festivas Tuồng Đà Nẵng", dự kiến đã họp thường kỳ với trọng tâm "quảng bá - bảo tồn - phát triển" nhưng vẫn còn nằm yên vì chưa có nhà tài trợ và kinh phí hoạt động. Giáo sư đã tâm nguyện vực dậy từ lễ hội này, cùng các cơ quan, đoàn thể địa phương, hệ thống giáo dục học đường, nhà hát sẽ tổ chức giới thiệu không đòi hỏi thù lao. Nếu lễ hội tiến hành, nhà hát sẽ bật đèn sáng rực (1 tuần), kết hợp tọa đàm, hội thảo các nhà nghiên cứu Văn hóa trong và ngoài nước để tìm ra giải pháp tốt xung quanh các vấn đề đang lo của tuồng. Từ việc trên, ông còn huớng nghiệp triển khai công tác xây dựng tiết mục cho nhà hát như: cách tân tuồng phù hợp với thời đại mới, tiết mục kịch bản chất lượng, tạo phong cánh riêng theo tính hiện thực sâu, hát, nói, động tác hình thể cách điệu, diễn xuất tâm trạng nhân vật sâu sắc... Một điều giáo sư tâm đắc khi xây dựng và cách tân tuồng: "Bác Hồ cũng bảo không dẫm chân tại chỗ, phải cải tiến, song cũng chớ gieo vừng ra ngô".

Có lẽ đây là điều báo động số phận của tuồng. Hãy làm gì đây để phần nào bảo tồn khi nhà hát đang đợi chờ kinh phí, nhà tài trợ, cho thông tin thế giới bên ngoài. Đây là địa danh cái nôi của tuồng cần để vực dậy, mở rộng tầm nhìn từ các nhà khoa học được đan chéo mối liên kết với nhau tạo ra giải pháp cho tuồng. Nó chính là hiện trạng chung không riêng gì nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, đến lúc Đà Nẵng phải nên đầu tư vào vấn đề này. 

H.L.N.T

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.