Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh, ông Shahidul Haque xác nhận việc trục xuất ông Han "vì vi phạm nguyên tắc ngoại giao" nhưng không tiết lộ thời hạn ông bị trục xuất. Tuy nhiên, báo chí Bangladesh cho biết ông Han bị buộc phải ra khỏi nước này trong ngày hôm nay, 8.8.
Ông Moinul Khan, trưởng bộ phận tình báo tại cục Hải quan Bangladesh cho biết ông Han đã lợi dụng quyền miễn trừ ngoại giao để nhập khẩu hàng hóa vào Bangladesh hồi đầu tháng, nghi là để bán ra chợ đen. Ông Khan nói: "Nhà ngoại giao này (ông Han) kê khai rằng kiện hàng của ông ta chứa thực phẩm và nước ngọt, nhưng khi chúng tôi mở kiện ra thì thấy 1,6 triệu điếu thuốc và nhiều hàng điện tử đắt tiền".
tin liên quan
Đại sứ quán Triều Tiên bị phát hiện nhập rượu lậuHơn 400 chai rượu lậu đã bị phát hiện và thu giữ khi đang trên đường chuyển đến đại sứ quán Triều Tiên tại Pakistan.
Ông Khan cho biết trị giá của kiện hàng lên đến 35 triệu taka (khoảng 430.000 USD) và nói thêm: "Chúng tôi nghi ông ấy đem số hàng này vào để bán cho các băng buôn lậu địa phương".
Buôn lậu hàng hóa không phải là chuyện xa lạ với các nhà ngoại giao Triều Tiên. Nghe đâu họ còn được chỉ thị phải làm thế để đem ngoại tệ về nước.
|
Hồi tháng 3.2015, một nhà ngoại giao khác của Triều Tiên đã phải xin lỗi sau khi bị bắt tại sân bay Dhaka (Bangladesh) với gần 27 kg vàng mà ông này định buôn lậu, trị giá đến 1,7 triệu USD. Còn hồi năm 2012, hải quan Bangladesh đã thu giữ rượu lậu từ một đoàn ngoại giao Triều Tiên. Họ đã bị phạt 2,5 triệu taka.
Cũng tại Dhaka, một nhà hàng của người Triều Tiên đã bị đóng cửa hồi năm 2015 vì bị phát hiện bán các loại rượu và dược phẩm, bao gồm cả thuốc cường dương Viagra mà không có giấy phép.
Bình luận (0)