Nhà thơ cuối cùng của Thơ mới qua đời

09/02/2012 03:30 GMT+7

Chiều 8.2, gia đình, bạn bè văn chương và lãnh đạo Hội Nhà văn VN đã tới Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, dự lễ tiễn đưa nhà thơ Xuân Tâm, hội viên Hội Nhà văn VN, đại biểu cuối cùng của nền Thơ mới trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Chiều 8.2, gia đình, bạn bè văn chương và lãnh đạo Hội Nhà văn VN đã tới Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, dự lễ tiễn đưa nhà thơ Xuân Tâm, hội viên Hội Nhà văn VN, đại biểu cuối cùng của nền Thơ mới trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Ông mất 16 giờ 45 ngày 4.2.2012 do tuổi cao. Nhà thơ Xuân Tâm (tên khai sinh Phan Hạp), sinh năm 1916, quê ở xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, đã học Trường Quốc học Huế và đậu bằng thành chung. Tháng 8.1945, ông tham gia cách mạng rồi làm Giám đốc Sở Ngân khố Liên khu V. Cuối năm 1954, Xuân Tâm tập kết ra bắc, công tác ở Ban Kinh tế Chính phủ rồi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cho đến khi về hưu ở Hà Nội. Trong phong trào Thơ mới 1930-1945, Xuân Tâm đăng nhiều thơ trên báo và các tạp chí. Năm 1941, Xuân Tâm xuất bản tập thơ Lời tim non gồm nhiều bài thơ mà ông sáng tác từ năm 1935, khi mới 19 tuổi. Trong đó có bài thơ Nghỉ hè đoạt giải nhất trong một cuộc thi thơ và được chọn vào sách giáo khoa cấp tiểu học. Những năm sau, Xuân Tâm cho in tiếp các tập thơ: Hương giữa mùa, Hoa cuối mùa. Những bài thơ lãng mạn trữ tình của ông được nhiều độc giả yêu thích và được in ở nhiều tuyển tập thơ. Ông có 5 người con, trong đó người con trai đầu là nhà báo - liệt sĩ Phan Hoài Nam, phóng viên TTXVN (viết báo và văn xuôi theo nghiệp văn chương của cha) đã hy sinh ở chiến trường. 

V.C

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.