1. Biểu tượng lớn nhất của Paris
Nhà thờ Công giáo thời trung cổ nằm trên Ile de la Cité ở trung tâm Paris thu hút 12 triệu du khách đến Pháp mỗi năm. Trên thực tế, bạn có thể ngạc nhiên khi biết nó phổ biến hơn cả tháp Eiffel.
2. Những công trình đầu tiên theo kiến trúc Gothic tại Pháp
Mặt tiền màu xám kem của nhà thờ Đức Bà Paris là một điển hình của kiến trúc Gothic Pháp và tồn tại từ năm 1250, mặc dù việc xây dựng đã bắt đầu từ năm 1163 và chính thức hoàn thành vào năm 1350. Vua Louis VII của Pháp đã ủy thác xây dựng nhà thờ lớn như một phần trong nỗ lực tuyên bố Paris là thủ đô văn hóa, chính trị và kinh tế của Pháp.
3. Những bức tượng đá vôi có hình dạng kỳ quặc
Vào thời điểm Notre-Dame hoàn thành vào năm 1345, hàng chục bức tượng đá vôi bao phủ các bức tường bên ngoài của nó. Đóng vai trò là người bảo vệ và máng xối, những "sinh vật" này có một ngoại hình đặc biệt, bao gồm một cơ thể gọn gàng, cổ dài và một cái đầu giống như động vật. Thông thường, chúng cũng có đôi cánh lông vũ, đôi tai nhọn và chân tay vuốt sát vào cơ thể. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng chúng phục vụ một mục đích thực tế: phun nước ra khỏi nhà thờ khi trời mưa lớn. Lấy cảm hứng từ các mô hình lâu đời được tìm thấy trên các ngôi đền ở Ai Cập, Rome và Hy Lạp, các kiến trúc sư đã bắt đầu trang trí các thiết kế của họ với các máng xối.
Những bức tượng hình thù kỳ quặc dùng để bảo vệ nhà thờ |
4. Có một thành phố Pagan nằm dưới nhà thờ.
Île-de-la-Cité trước đây là một hòn đảo mà Notre-Dame de Paris hiện đang tọa lạc và đã từng là thành phố Gallo-Roman được gọi là Lutetia. Nhà thờ có thể đã được xây dựng ngay trên tàn tích của một ngôi đền.
Khoảng năm 1710, các mảnh của một bàn thờ được chạm khắc dành riêng cho sao Mộc và các vị thần khác đã được phát hiện trong một cuộc khai quật ở đây. Những tàn tích kiến trúc bổ sung được tìm thấy vào những năm 1960 - 1970, nhiều tàn tích có từ thời cổ đại này, nằm trong hầm mộ khảo cổ nằm bên dưới quảng trường ngay trước nhà thờ Đức Bà.
5. Hai tòa tháp của nhà thờ không phải sinh đôi
Thoạt nhìn, hai tòa tháp Đức Bà Paris xuất hiện như những cặp song sinh giống hệt nhau. Kiểm tra kỹ hơn cho thấy tòa tháp phía bắc trên thực tế lớn hơn một chút so với phía nam.
Toà tháp phía Bắc lớn hơn so với phía Nam - ẢNH: ĐOÀN XUÂN HẢI |
6. Chuông nhà thờ được gỡ xuống để đúc đạn đại bác
Tất cả 20 quả chuông của nó, ngoại trừ quả chuông khổng lồ năm 1681 được gọi là Emmanuel, đã bị loại bỏ và nấu tan chảy để đúc thành đại bác.
Tất cả 20 quả chuông đã bị loại bỏ và tan chảy để tạo ra đại bác |
Trong khi những chiếc chuông ở Notre-Dame đã được thay thế vào thế kỷ 19, chuông mới không được tạo ra một cách tinh xảo như các phiên bản cũ hơn và tạo ra tiếng ồn khó chịu hơn khi kêu vang. Cuối cùng, vào năm 2013, một dàn chuông mới đã khôi phục nhà thờ trở lại âm thanh từ thế kỷ 17 của nó, với Emmanuel tạo ra thứ âm thanh cộng hưởng sâu sắc.
7. Vua Napoleon và nhà văn Victor Hugo là người hồi sinh nhà thờ Đức Bà
Khi Napoléon Bonaparte đăng cơ năm 1804 với tư cách là hoàng đế ở Notre-Dame, tòa nhà đã ở trong tình trạng tồi tệ. Khi thành phố phát triển và thay đổi xung quanh nó, cũng như sự phá hoại của Cách mạng Pháp, đã khiến Nhà Thờ Đức Bà nằm trên bờ vực bị phá hủy. Vì vậy, khi Napoléon tuyên bố sử dụng nhà thờ và tổ chức buổi lễ đăng cơ hoành tráng của mình.
[VIDEO] Nhà thờ Đức Bà Paris - Chứng nhân lịch sử của "kinh đô ánh sáng"
|
Tuy nhiên, buổi lễ đó đã không khắc phục sự suy giảm cấu trúc của nhà thờ. Sau đó, tác giả Victor Hugo đã sử dụng tòa nhà như một sự nhân cách hóa của chính nước Pháp trong cuốn tiểu thuyết Notre-Dame de Paris năm 1831 của ông. (Tên cuốn sách thường được dịch là Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà, nhưng người rung chuông gù lưng Quasimodo không phải là nhân vật chính; nhân vật trung tâm là Notre-Dame.)
Ngày 15.4 (giờ địa phương), cả nước Pháp bàng hoàng trước tin công trình kiến trúc hàng trăm tuổi của họ đang có nguy cơ bị lửa thiêu rụi. Hơn 500 lính cứu hỏa đã làm việc cật lực để đưa công trình vĩ đại này thoát khỏi thảm họa sụp đổ sau hơn 8 thế kỷ đứng vững trên đất Paris. Hiện cấu trúc bằng đá của nhà thờ đã thoát khỏi tình trạng nguy cấp.
Ông Jean-Claude Gallet, lãnh đạo lực lượng cứu hỏa Paris cho biết hai tòa tháp của nhà thờ Đức Bà đã được giải cứu, phần cấu trúc chính của nhà thờ cũng được giữ lại và có khả năng khôi phục. Hiện cơ quan chứng năng vẫn tích cực làm việc để làm nguội bên trong nhà thờ đồng thời tìm hiểu nguyên nhân vụ hỏa hoạn kinh hoàng trên.
|
Bài viết hợp tác bởi báo Thanh Niên và Tugo.
|
Bình luận (0)