• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Nhà thông minh thế hệ mới

14/05/2016 16:37 GMT+7

Một khi gắn con chip này, bạn sẽ không còn lo đến chuyện đóng/mở cửa hay rèm, máy điều hòa không khí, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng… và sẽ được báo bằng video nếu có trộm đột nhập.

“Sự thông minh” của hệ thống nhà thông minh thế hệ cũ bị giới hạn ở chỗ bạn có thể điều khiển từ xa những việc đó, chứ bản thân hệ thống không tự làm được. Ngoài ra, trước đây khi có trộm thì gia chủ chỉ nhận được tin báo từ hệ thống nhà thông minh chứ không nhận hình ảnh cắt lớp như hệ thống mới.
Hệ thống nhà thông minh mới này áp dụng công nghệ iRoomade của Công ty Onsky. Ưu điểm của iRoomate là có khả năng kết nối bằng đường dây điện và hệ thống mạng wifi trong gia đình hoặc văn phòng. Sản phẩm cũng có thể ghi nhận (tự học) sở thích của người dùng để sau đó tự động thiết lập độ sáng trong phòng, màu sắc thích hợp, điều chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa không khí…
Nhà thông minh thế hệ mới 2
Căn nhà sẽ được gắn nhiều iRoomade ở các vị trí như phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp. Mỗi iRoomade có chứa con chip thông minh có tên GV7011 - công nghệ độc quyền Hybrid Mesh của Công ty Greenvity (tín hiệu điều khiển của chíp không bị đứt quãng, có thể đi xuyên qua tường) và chứa các hệ thống cảm biến các loại như nhiệt độ, ánh sáng, an ninh, độ ẩm. Tùy vào mức độ “chia việc” cho từng con chip ở các phòng mà gia chủ đã cài đặt trước, nó sẽ tự làm đúng nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn, chip phòng ngủ được giao nhiệm vụ đóng/mở rèm, tắt/mở đèn và tắt/mở máy điều hòa nhiệt độ. Bộ phận cảm biến ánh sáng làm việc khi phát hiện ánh sáng đạt ngưỡng nào đó. Hay sau một ngày ra ngoài làm việc, khi gia chủ về nhà, bước vào phòng ngủ, việc đầu tiên của con chip là nếu thấy ánh sáng không đủ sẽ tự động mở đèn và mở máy điều hòa nhiệt độ… Ở phòng bếp, đến giờ chiều, con chip sẽ tự động bật điện hâm cơm, mở máy hút mùi…
Ở phòng khách thì ngoài đóng/mở rèm và tắt/mở máy lạnh, đèn, chip còn ghi nhận hình từ camera và khi thấy dấu hiệu của ăn trộm (theo sự cài đặt trước của gia chủ) là sẽ bật tất cả đèn trong nhà lên, hụ còi kêu ầm ĩ đồng thời chụp hình video gửi ngay đến gia chủ thông qua điện thoại (hoặc email) được cài đặt trước.
Theo tính toán của ông Nguyễn Đông Giang , Giám đốc Onsky Việt Nam, chi phí gắn hệ thống nhà thông minh cho một căn hộ có 2 phòng ngủ với khoảng 4 iRoomade (2 cái ở 2 phòng ngủ, 1 cái ở phòng khách và 1 cái ở phòng ăn) được gắn thay vào hệ thống công tắc điện ở mỗi phòng là khoảng 30 triệu đồng.
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.