Nhà vô địch trong dòng kính hiển vi

04/03/2011 20:05 GMT+7

Các chuyên gia Anh vừa trình làng một loại kính hiển vi quang học mà họ cam đoan rằng có khả năng vượt qua mọi giới hạn trong các cuộc nghiên cứu y học từ trước đến nay.

 

 Phá bỏ giới hạn kích thước vật thể với kính hiển vi của Đại học Manchester - Ảnh: Đại học Manchester

Kính hiển vi này sử dụng ánh sáng, với khả năng bắt được những hình ảnh hết sức chân thực của vi-rút đang hoạt động. AFP dẫn lời các nhà khoa học của Đại học Manchester cho hay thiết bị của họ khai thác phương pháp mới để thao túng ánh sáng, và với sự trợ giúp của kính hiển vi này, trên lý thuyết con người không còn vấp phải giới hạn nào khi nghiên cứu một vật thể, dù kích thước nó có nhỏ đến đâu.

Không giống như các kính hiển vi điện tử mạnh nhất thế giới hiện nay hoặc kính hiển vi huỳnh quang, thiết bị quang học mới không cần phải can thiệp vào vật thể sống khi nghiên cứu. “Thấy rõ bên trong tế bào một cách trực tiếp mà không cần dùng thuốc nhuộm (như kính hiển vi huỳnh quang) và tận mắt nhìn thấy vi-rút còn sống đang hoạt động. Điều này có thể cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu tế bào và lần đầu tiên cho phép chúng ta nhìn cận cảnh vi-rút và thuốc sinh học”, giáo sư Lin Li nói với AFP. Theo chuyên gia Lin, có thể nói kính hiển vi quang học trên đã lập kỷ lục thế giới mới trong lĩnh vực dùng thiết bị quang học nghiên cứu tế bào.

Phát minh mới của Đại học Manchester đã vượt qua giới hạn vật lý của kính hiển vi quang học từ trước tới nay.  Trước đây, các kính hiển vi quang học có thể chụp được vật thể có kích thước nhỏ nhất là vào khoảng 1 micrometre, hay 0,001 mm. Trong khi đó, kính hiển vi mới có thể cho phép các chuyên gia nhìn được vật nhỏ cỡ 50 nanomét.

T.M

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.