Nhạc châu Âu “nuôi” khán giả Việt

03/12/2012 09:47 GMT+7

Liên hoan âm nhạc châu u 2012 (từ 22-11 đến 2-12) mở màn và khép lại không ồn ào. Nhưng có lẽ không cần ồn ào khi mà mục đích liên hoan hướng tới nay đã ngày càng hiện rõ: "nuôi" một thế hệ khán giả Việt.

Liên hoan âm nhạc châu u 2012 (từ 22-11 đến 2-12) mở màn và khép lại không ồn ào. Nhưng có lẽ không cần ồn ào khi mà mục đích liên hoan hướng tới nay đã ngày càng hiện rõ: "nuôi" một thế hệ khán giả Việt.

 Nhạc châu u “nuôi” khán giả Việt
Ca sĩ Yori Swart (Hà Lan) cùng bạn diễn và khán giả đã làm nên một đêm diễn cuồng nhiệt nhất của Liên hoan âm nhạc châu u 2012 - Ảnh: Anh Chi

Xưa nay chỉ có khán giả nuôi nghệ sĩ, kể cả vé miễn phí như liên hoan này thì khán giả vẫn "nuôi" bằng sự ủng hộ nồng nhiệt của mình, còn nghệ sĩ "nuôi" khán giả là nuôi thế nào? Chuyện tưởng "lạ đời" mà không lạ với những bữa tiệc của âm nhạc châu u.

Cái "có" lớn nhất là âm nhạc

 

Khán giả Nguyễn Duy Khôi (P.5, Q.11, TP.HCM): “Tôi xem Liên hoan âm nhạc châu u đến nay được bốn kỳ. Điều tôi thích nhất là được xem những nghệ sĩ chơi nhạc kiểu “không chính thống”, nhiều thử nghiệm, chẳng hạn năm 2010 được xem nhóm El Guincho của Tây Ban Nha, tôi chưa từng bao giờ có được ấn tượng mạnh như vậy, nhạc cực kỳ lạ lùng nhưng vẫn rất dễ nghe. Nếu không có những liên hoan thế này thì khó có dịp biết đến hay trải nghiệm loại âm nhạc như vậy.

Còn với các chương trình cổ điển, từ một người chưa biết gì về dòng này mà sau chương trình của nhóm Duo d’Accord vào tháng 5 năm ngoái, tôi đã quyết định phải đi học piano và nay đã bắt đầu biết chơi.

Năm nay, lúc ngồi dưới xem Yori Swart tập cho khán giả hát hợp xướng, tôi thấy cảm động. Tôi cũng rất vui đã gặp lại các “thần tượng” Duo d’Accord. Nếu nói rằng liên hoan này giúp khán giả tăng thẩm mỹ âm nhạc, tôi nghĩ cũng không quá lời”.

Sở dĩ Liên hoan âm nhạc châu u - năm nay là kỳ tổ chức thứ 11 - không thể thành sự kiện lớn như nhiều người vẫn đòi hỏi bởi liên hoan không mở màn bằng thảm đỏ rực rỡ, không khép lại với sân khấu chói lòa dập dìu giai nhân tài tử, không có các ngôi sao lộng lẫy. Rất nhiều cái "không" để đẩy lên cái "có" lớn nhất là âm nhạc - tất nhiên là âm nhạc kiểu châu u, dù là cổ điển, jazz hay pop/rock. Mà phàm những thứ "thuần chất" kiểu đó rất dễ bị chìm nghỉm giữa những ồn ào thời trang kiểu cách đang thịnh hành.

Chưa kể nơi tổ chức (Nhà hát Tuổi Trẻ, Hà Nội và Nhạc viện TP.HCM) đều không phải là chỗ cho những khoe khoang áo xống. Chỉ có âm nhạc và mối giao tình giữa nghệ sĩ và những khán giả thật sự yêu thích đến để tận hưởng một không gian thưởng thức không dễ gì và không phải lúc nào cũng có được (nhất là ở TP.HCM). Và những người chung thủy nhất (thậm chí kiên nhẫn nhất) là được đền đáp nhiều nhất.

Hãy cùng thử điểm qua các nghệ sĩ đến với Liên hoan 2012. Nhóm song tấu Duo d’Accord từ Ðức trở lại đem theo đặc sản mới là màn diễn kết hợp cổ điển và đương đại khi biểu diễn hai piano cùng bộ gõ (với hai nghệ sĩ VN là Vũ Chí Nguyện và Doãn Mai Hương). Ban nhạc jazz từ Bỉ Manuel Hermia Trio chơi một kiểu jazz đặc sắc được gọi là "ngẫu hứng có cấu trúc" với các bản nhạc ra đời hoàn toàn từ sự ngẫu hứng trên sân khấu nhưng mang lại cảm tưởng như một tác phẩm được sáng tác từ trước, chặt chẽ và lôi cuốn.

Cô ca sĩ tươi tắn Yori Swart (Hà Lan) cùng các nhạc công của mình đã biến khán giả thành một dàn hợp xướng vô cùng du dương khiến chính người xem phải bất ngờ về khả năng của mình (đây cũng là đêm diễn cuồng nhiệt nhất của liên hoan năm nay, một trong những lý do là vì có... ca sĩ, lại là nhạc pop rất dễ nghe). Nghệ sĩ piano từ Hungary Gyorgy Otravecz cho khán giả một đêm ngất ngây với lối trình diễn virtuoso điêu luyện đánh hai tay mà như bốn tay. Còn nghệ sĩ piano Ba Lan Karol Radziwonowicz chỉ cần đánh nhạc của nhạc sĩ đồng hương Chopin là đủ cho khán giả thấy "trên cả tuyệt vời".

Ban nhạc jazz của Anh là Empirical Trio chơi loại jazz pha trộn vừa kinh điển vừa cách tân đưa khán giả qua mọi bất ngờ. Nữ ca sĩ giọng nữ trung Thụy Ðiển Emma Transtromer (con gái nhà thơ đoạt giải Nobel Tomas Transtromer) cho khán giả biết thế nào là ngâm thơ kiểu Tây và thơ của cha mình khi được phổ nhạc thì hay thế nào.

"Thực đơn" trên rõ ràng không đại chúng, trong khi mục đích của liên hoan này ngay từ đầu luôn là hướng tới đại chúng - vì thế mà vé đều được phát miễn phí. Và ý nghĩa của chữ "nuôi" nằm ở đây.

Gầy dựng một lớp khán giả

Vào những kỳ liên hoan đầu tiên, bắt đầu từ năm 2002, khi ấy còn mang tên Liên hoan nhạc jazz châu u, liên hoan này đã chịu nhiều chỉ trích và nghi ngờ, kiểu "jazz châu u sao bằng jazz Mỹ mà cũng bày đặt làm festival" hay "sao toàn những cái tên lạ hoắc thế này, chắc hạng xoàng...". Nhưng những người thực hiện liên hoan (phái đoàn châu u tại VN và đại sứ quán các nước EU) đã rất kiên trì như đã kiên trì góp phần cho khán giả biết rằng điện ảnh thế giới không phải chỉ có Hollywood (thông qua liên hoan phim châu u vào tháng 5 hằng năm).

Và rồi liên hoan đã được mở rộng sang các dòng nhạc khác, bắt đầu là cổ điển rồi dần có thêm nhạc pop, mà là loại nhạc pop nặng dấu ấn cá nhân và sáng tạo chứ không phải pop "kẹo ngọt", nhạc thị trường. Với cách làm ấy, họ dần dần gầy dựng được một lượng khán giả biết chấp nhận cái mới, cái lạ (pop thử nghiệm, fusion jazz, electro-jazz, khí nhạc đương đại...), quen dần với những dòng nhạc trước nay tưởng xa lạ.

Cũng như với ẩm thực, có những món ăn khi quen rồi sẽ thấy ngon. Trong số khán giả đến với mỗi kỳ liên hoan có nhiều người sẽ bỏ về giữa chừng vì không chịu nổi "đô", nhưng số ở lại tới phút cuối cùng càng ngày càng nhiều lên, say mê thật sự và cuồng nhiệt hết mình. Họ chính là lớp khán giả đã được "nuôi dưỡng" thành công qua các kỳ liên hoan. Trong số đó bạn trẻ giờ đã chiếm áp đảo và đáng mừng hơn là phải hơn 90% là người Việt. Ðiều mà 10 năm trước chỉ là mơ ước.

Họ có thể trở thành lực lượng khán giả cho một tương lai nhạc Việt phong phú lắm chứ!

Theo Nguyễn Minh / Tuổi Trẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.