TNO

Nhâm nhi kẹo lạc, chè tươi ở làng cổ Đường Lâm

17/04/2015 10:18 GMT+7

Kẹo lạc thường được dùng với chè tươi, chè mạn như một thói quen thi vị của người Bắc.

Truyền thuyết về nghề làm kẹo lạc có từ thế kỉ 17, khi bà chúa Mía - một người thiếp của vua Trịnh Tráng xây dựng ngôi chùa Mía và dạy cho người dân làng Đường Lâm cách trồng mía và làm kẹo.
>> Nức tiếng cơm gà bà Buội ở Hội An 
>>
Bánh chưng bốn mùa - trứ danh Bờ Đậu

Từ vị ngọt cây mía, người dân địa phương đã làm ra các loại kẹo như lạc, dồi, vừng … để rồi sau này chính thức trở thành những sản phẩm truyền thống của làng cổ Đường Lâm.

Nhâm nhi kẹo lạc, chè tươi ở làng cổ Đường Lâm 1
Ăn kẹo lạc và uống trà mạn là văn hóa độc đáo của người dân miền Bắc

Đến thăm gia đình anh Cao Văn Hiền, chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng Hiền Bao (thôn Đông Sàng) chúng tôi đã thu thập được nhiều thông tin ẩm thực thú vị.

Một chiếc kẹo lạc ngon phải có mạch nha, đường mía, lạc (đậu phộng) rang. Trong đó, khâu chọn và chế biến lạc là quan trọng nhất. Lạc để làm kẹo phải nhỏ, ngon, bùi, chắc hạt, khi rang chuyển sang vàng đều là đạt. Được trồng ở những cánh đồng địa phương thuộc thôn Cam Lâm (làng Đường Lâm, Hà Nội).

Sau khi xong phần lạc thì chuyển sang nấu kẹo. Khuấy mạch nha trên bếp than nóng rồi cho đường và lạc vào chảo. Người nấu kẹo phải nhanh tay bắc chảo ra khỏi bếp rồi trộn đều nguyên liệu vừa được nấu chín vào với nhau.

Dù những công đoạn và nguyên vật liệu không quá phức tạp, mỗi mẻ kẹo đều đòi hỏi sự chính xác về thời gian và sự phối hợp giữa các nguyên liệu.

Khi hỗn hợp đường, mạch nha, lạc rang đã như ý, người làm kẹo sẽ dàn đều chúng trên mặt bàn thành phên với lớp vừng thơm phức phía dưới. Những phên kẹo này vẫn còn nóng và chưa giòn nên người thợ có thể dùng một con lăn đặc biệt có tác dụng như những lưỡi dao để cắt theo chiều ngang và dọc để tạo hình cho kẹo lạc.

Đợi đến khi những phên kẹo nguội hẳn là chúng ta có thể thưởng thức những thanh kẹo nhỏ hình chữ nhật, giòn tan, cắn vào nghe rôm rốp vui tai, có vị ngọt thanh từ mạch nha, chút bùi thơm của lạc vừng trồng ngay bản địa.

Kẹo lạc thường được dùng với chè tươi, chè mạn như một thói quen thi vị của người Bắc; trong không gian ấy nước chè phải nóng, phải đặc để người người hàn thuyên chậm rãi, cảm nhận cuộc sống tĩnh tại, đậm chất thiền. 

Nhâm nhi kẹo lạc, chè tươi ở làng cổ Đường Lâm 2
Mạch nha...

Nhâm nhi kẹo lạc, chè tươi ở làng cổ Đường Lâm 3
... và đường được khuấy đều trên chảo nóng đến đủ độ rồi mới cho lạc vào

Nhâm nhi kẹo lạc, chè tươi ở làng cổ Đường Lâm 4
Linh hồn của món kẹo lạc là những hạt lạc (đậu phộng) trồng tại địa phương cho giống lạc nhỏ, thơm, ngon, bùi, chắc hạt.

Nhâm nhi kẹo lạc, chè tươi ở làng cổ Đường Lâm 5
Anh Cao Văn Hiền phải nhanh tay bắc chảo ra khỏi bếp và trộn đều nguyên liệu vừa được nấu chín vào với nhau.

Nhâm nhi kẹo lạc, chè tươi ở làng cổ Đường Lâm
Việc cân nguyên liệu phải dành cho những người giàu kinh nghiệm

Nhâm nhi kẹo lạc, chè tươi ở làng cổ Đường Lâm

Nhâm nhi kẹo lạc, chè tươi ở làng cổ Đường Lâm
Hỗn hợp vừa nấu chín được đặt lên mặt bàn và dùng thanh sắt để cán mỏng thành phên. Một lớp vừng ở phía dưới làm tăng hương vị cho những chiếc kẹo.

Thăm làng kẹo lạc trứ danh miền Bắc
Khi những phên kẹo còn nóng, người thợ đã dùng một con lăn đặc biệt có tác dụng như những lưỡi dao để cắt theo chiều ngang và dọc để tạo hình kẹo lạc.

Thăm làng kẹo lạc trứ danh miền Bắc
Đợi đến khi những phên kẹo này nguội là đã có những thanh kẹo lạc giòn tan.

Kiều Dương (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.