Gương mặt lãnh đạo người Việt đã và đang nắm giữ vị trí cấp cao tại các tập đoàn đa quốc gia thường rất hiếm hoi. Trong đó, Chủ tịch Herbalife Khu vực Việt Nam - Thái Lan - Campuchia, TS. Nguyễn Thắng, là một điểm sáng.
Sự thành công tại thị trường Việt Nam giúp ông trở thành dấu ấn rõ nét trong hệ thống khổng lồ của Herbalife toàn cầu - môi trường mà ông thỏa sức “vẫy vùng” và lãnh hội thêm những bài học thành công từ hơn 90 quốc gia mà Herbalife có mặt.
Nhiều tập đoàn toàn cầu lựa chọn CEO là người bản địa để đưa giá trị văn hóa, sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng tại địa phương. Tuy nhiên, có rất ít người Việt Nam đảm nhận được vị trí CEO của các tập đoàn nước ngoài. Ông có thể lý giải điều này?
Tại sao các tập đoàn đa quốc gia muốn chọn CEO là người địa phương? Vì không ai hiểu được văn hoá, tập quán, các thói quen, hành xử, tư duy, hệ thống pháp luật… của một đất nước bằng chính người bản địa. Bản thân họ cũng có được những mối quan hệ tại đất nước mà họ đang sinh sống. Do đó, xét về những khía cạnh kể trên CEO người bản địa có ưu thế trong việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng hơn là CEO người nước ngoài. Đó là điểm chung ở các quốc gia.
Thế nhưng, vẫn chưa nhiều người Việt Nam đảm nhận vị trí CEO của các tập đoàn đa quốc gia, tại sao? Việt Nam mở cửa muộn so với các nước trong khu vực, do đó hiểu biết về thị trường, kinh doanh quốc tế còn hạn chế.
Có không ít rào cản đối với việc phát triển đội ngũ quản lý cấp trung, nhưng ở đây tôi muốn nêu một yếu tố khác khá quan trọng là ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Anh. Tiếng Anh để trao đổi xã giao thì đơn giản nhưng để làm việc trong môi trường đa quốc gia, đa văn hóa và nhất là trong thế giới phẳng đòi hỏi phải có kỹ năng cao. Thực tế sau gần 30 năm Việt Nam mở cửa, tiếng Anh vẫn là vật chắn đường chúng ta trong quá trình hội nhập.
TS. Nguyễn Thắng đã góp phần đưa Herbalife Thái Lan nhanh chóng trở thành một trong những thị trường phát triển mạnh nhất của tập đoàn Herbalife
|
Và CEO người Việt phụ trách nhiều thị trường quốc tế lại càng hiếm hơn? Phải chăng vì cần hội đủ quá nhiều yếu tố khắt khe?
Ở vị trí này đòi hỏi phải có tầm nhìn toàn cầu, xuyên quốc gia. Vừa nắm vững định hướng của tập đoàn; vừa cần năng lực xây dựng chiến lược cụ thể cho khu vực các quốc gia của mình; vừa linh hoạt trong triển khai thực hiện phù hợp các điều kiện khác biệt về thị trường, pháp luật, văn hóa, thói quen tiêu dùng… của từng quốc gia. Mặt khác, CEO phụ trách nhiều quốc gia đòi hỏi họ phải di chuyển thường xuyên nhiều địa bàn khác nhau, gần như nửa số thời gian trong năm. Khả năng làm việc liên tục lệch múi giờ. Do đó, thách thức của người CEO phụ trách khu vực còn là sức bền, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Chỉ cần một trong các yếu tố trên trục trặc thì sẽ ảnh hưởng đến công việc.
Sự thành công tại thị trường Việt Nam đưa ông thành một dấu ấn rõ nét trong hệ thống khổng lồ của Herbalife toàn cầu. Đây có phải là lý do Herbalife chọn ông chứ không phải một ai khác cho chiếc ghế Chủ tịch 3 nước Việt Nam - Thái Lan - Campuchia? Ông có thể chia sẻ điều này?
Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong tổng số hơn 90 quốc gia mà Herbalife hiện diện trên toàn cầu. Liên tục hơn 6 năm vẫn tăng trưởng tốt và bền vững, Việt Nam là một trong những quốc gia điển hình trong sự thành công của Herbalife và luôn được đưa ra làm ví dụ về sự thành công không chỉ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà còn trên toàn cầu.
Có thể là lãnh đạo tập đoàn tin tưởng giao trách nhiệm cho tôi đem các bài học thành công ở Việt Nam giúp phát triển các thị trường Thái Lan và Campuchia.
Chúng tôi được biết kinh doanh của Herbalife ở Thái Lan trong nhiều năm trước chững lại nhưng đã thực sự bứt phá trong 2 năm gần đây? Đâu là nguyên nhân?
Như bất kỳ tổ chức nào khác, nhân sự là yếu tố đầu tiên. Mà nhân sự lãnh đạo đóng vai trò quyết định.
Sau khi tiếp nhận thêm thị trường Thái Lan chúng tôi đã thực hiện hàng loạt các thay đổi về nhân sự chủ chốt bao gồm cả Tổng Giám đốc, Giám đốc Kinh doanh và thay đổi cơ cấu quản lý. Hiện nay Herbalife Thái Lan đã trở thành một trong những thị trường phát triển mạnh nhất của tập đoàn Herbalife.
Theo ông, Việt Nam có cơ hội và thách thức nào cho nhân sự cấp cao trong bối cảnh chúng ta vừa gia nhập Cộng đồng chung ASEAN và Hiệp định TPP?
Hội nhập mang đến một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, giá cả hợp lý, dịch vụ chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, được tiếp cận với những công nghệ và phương thức quản lý mới. Song song với những ưu thế này là thách thức về nhân sự cấp cao. Những người lãnh đạo doanh nghiệp chúng tôi cần trau dồi nhiều hơn nữa các kiến thức và kỹ năng để chinh phục những thách thức, tầm cao mới.
Điều gì làm ông tâm đắc nhất khi làm việc ở Herbalife?
Điều tôi tâm đắc nhất là Herbalife quan tâm đến sức khoẻ con người thông qua dinh dưỡng và lối sống năng động lành mạnh - những giá trị hết sức nhân văn. Càng trưởng thành hơn con người càng quan tâm hơn về sức khoẻ bản thân, gia đình, bạn bè xung quanh.
Trước giờ chúng ta biết rằng sức khỏe con người chịu ảnh hưởng 50% của gien và 50% còn lại từ dinh dưỡng và lối sống. Nhưng trong cuốn sách Super Genes (Siêu Gien) của Deepak Chopra và Rudolph Tanzi tổng hợp các nghiên cứu khoa học mới nhất về gien di truyền đã đưa ra phát kiến đột phá: chính dinh dưỡng và lối sống làm thay đổi gien của bạn và quyết định gien của con cháu của bạn!
Cảm ơn những chia sẻ thú vị của ông. Chúc ông nhiều sức khỏe và gặt hái nhiều thành công hơn trong năm 2016!
Bình luận (0)