Bức tranh ấy trái ngược gần như hoàn toàn với chiến thắng vang dội của ông Modi và đảng BJP trong cuộc bầu cử vừa qua. Dù vậy, chuyến làm việc này có ý nghĩa rất quan trọng bởi chính ở đây ông Modi phải xử lý cụ thể 3 trong số những vấn đề phức tạp nhất mà Ấn Độ đang phải đối mặt. Đó là tranh chấp lãnh thổ với Pakistan, vấn đề quyền tự trị của người Hồi giáo ở Kashmir và quan hệ chung giữa người Hindu mà ông Modi được coi là một thủ lĩnh với người theo đạo Hồi.
Phản đối của người dân trước hết vì chủ định của ông Modi thể hiện khi tranh cử và chuẩn bị thực hiện là hạn chế quyền tự trị của người Hồi giáo ở Kashmir. Điều 370 trong hiến pháp Ấn Độ quy định mọi bộ luật được quốc hội thông qua không áp dụng cho khu vực Kashmir khi chưa được nghị viện địa phương phê duyệt. Thủ tướng Modi chủ định bỏ điều này. Ông là người có quan điểm dân tộc chủ nghĩa Hindu và đã nổi tiếng không thân thiện với người đạo Hồi ở Ấn Độ. Một mục đích khác của vị thủ tướng này là thu hẹp quyền tự trị của Kashmir, tập trung quyền hạn cho chính quyền trung ương để dễ đảm bảo an ninh và ổn định ở đây, triệt tiêu ý định ly khai và thuận lợi hơn trong đối phó Pakistan trong tranh chấp chủ quyền.
Phản ứng của người dân ở Kashmir cho thấy nhân tâm ở đây không dễ thu phục và với những dự định đã công bố thì ông Modi khó có thể thành công trong việc đó.
La Phù
>> Cảnh báo chiến tranh hạt nhân ở Kashmir
>> Ấn Độ khuyến cáo dân Kashmir về nguy cơ chiến tranh hạt nhân
>> Trung Quốc, Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự
>> Ấn Độ huấn luyện quân sự cho cư dân sống sát Trung Quốc
>> Ấn Độ nổi đóa vì bị Mỹ do thám
Bình luận (0)