Nhắn tin khi lái xe nguy hiểm hơn bạn nghĩ

15/12/2015 20:30 GMT+7

Khi bạn lái xe và nghe có chuông tin nhắn, trước khi cầm điện thoại hãy dừng lại và hỏi ai sẽ nhặt những mảnh vỡ cho bạn? Là câu nói đầy ý nghĩa trong một clip tuyên truyền không nhắn tin khi lái xe.

Khi bạn lái xe và nghe có chuông tin nhắn, trước khi cầm điện thoại hãy dừng lại và hỏi ai sẽ nhặt những mảnh vỡ cho bạn? Là câu nói đầy ý nghĩa trong một clip tuyên truyền không nhắn tin khi lái xe.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nhưng xuất phát điểm gần như chỉ có 1… do con người. Say xỉn, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, nhấn nhầm chân ga, nói chuyện điện thoại… đều là nguyên nhân dẫn tới những vụ tai nạn thảm khốc. Tuy nhiên, tất cả vẫn phải đứng sau nhắn tin khi lái xe về khả năng tai nạn cùng mức độ nghiêm trọng.
Một clip ý nghĩa cảnh báo hậu quả của nhắn tin khi lái xe
Luận điểm này được chứng minh bằng những nghiên cứu rõ ràng, cẩn thận bởi NHTSA - Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ. Tổ chức này cho hay có tới 65% vụ tai nạn là do lái xe mất tập trung khoảng 3 giây trước thời điểm xảy ra sự cố và nguyên nhân hàng đầu là do gọi điện thoại, nhắn tin. Và theo thống kê từ trường đại học Harvard, mỗi năm có khoảng 330.000 người Mỹ bị thương và 3.000 người tử vong do nhắn tin khi lái xe. Nếu tính riêng trong năm 2014, việc sử dụng điện thoại khi lái xe đã gây ra 320.000 vụ tai nạn ở Mỹ hay 25% vụ xe tông người đi bộ tại Anh là do tài xế mải mê ngắm… màn hình điện thoại thay vì đường đi.
Vậy tại sao nhắn tin khi lái xe lại nguy hiểm? Có thể tưởng tượng tốc độ trung bình mà tài xế lái xe là 40-60 km/giờ tương đương khoảng 12-17 m/giây. Nếu gọi điện tài xế mất khoảng 1 giây thao tác trên màn hình di động nhưng nhắn tin có thể mất từ 3-5 giây hoặc hơn. Như vậy, chỉ trong vài giây nhắn tin ngắn ngủi chiếc xe đã lướt đi 50-100m. Một quãng đường đủ dài để xuất hiện nhiều tình huống bất ngờ mà tài xế không kịp phản ứng.
Chính vì vậy, theo NHTSA nhắn tin khi lái xe làm tăng nguy cơ tai nạn lên 23,2 lần so với khi tập trung, gấp 6 lần khi say xỉn và gấp gần 10 lần so với khi nói chuyện điện thoại. Ngoài ra, tổ chức này cũng chỉ ra rằng tài xế phản ứng chậm hơn tới 91% so với bình thường khi nhắn tin và 35% nếu sử dụng tác vụ khác trên điện thoại lúc lái xe. Những người trẻ được cho là hay sử dụng điện thoại di động khi lái xe nhất bởi theo thống kê của tổ chức Pew Internet & American Life Project, có tới 26% tài xế tuổi teen nhắn tin và 46% gọi điện khi ngồi sau vô lăng. 
Nghệ sĩ Chí Trung trong một hoạt động tuyên truyền không nhắn tin khi lái xe
Không chỉ NHTSA, nhà mạng Mỹ AT&T cũng nhận ra mối nguy hiểm tiềm tàng này và đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền không nhắn tin, sử dụng điện thoại khi lái xe. Đặc biệt, vào năm 2010, AT&T đã cho đăng tải bộ phim tài liệu “The Last Text - Tin nhắn cuối cùng” với nhiều hình ảnh xúc động về những vụ tai nạn thảm khốc và cuộc sống đầy khó khăn của những nạn nhân may mắn thoát chết nhưng bị tổn thương nặng nề.
Ngoài phát hành trên Youtube, AT&T còn mang bộ phim kể trên đến tuyên truyền tại các trường học, hệ thống truyền hình, thậm chí cả ứng dụng Facebook. Hãng viễn thông Mỹ cũng không phải là công ty duy nhất quan tâm tới vấn đề này. Tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, việc sử dụng điện thoại khi lái xe luôn là hành động bất hợp pháp và tài xế có thể phải nhận vé phạt, thậm chí là ngồi tù. Ngoài ra, các hãng xe như Toyota, Honda, Ford, BMW, Mercedes-Benz… cũng đều có các hoạt động tuyên truyền tương tự.

Ông Trần Hồng Ninh, người dành nhiều tâm huyết với hoạt động tuyên truyền không nhắn tin khi lái xe
Tại Việt Nam, việc tuyên truyền không nhắn tin khi lái xe cũng được một số công ty và tổ chức quan tâm, trong đó có Bệnh viện Ô tô với chương trình Car Care Day. Ông Trần Hồng Ninh, Tổng Giám đốc công ty chia sẻ: “Giống như rượu, bia, thuốc lá, việc nhắn tin khi lái xe có thể hình thành nên thói quen vô thức. Nhưng nguy hiểm hơn cả, nếu rượu, bia, thuốc lá là những cái chết có thể báo trước (bệnh tật) thì nhắn tin khi lái xe có thể gọi là cái chết không được báo trước. Một phút, một giây sao nhãng có thể thay đổi cả cuộc đời lái xe hay những người xung quanh”.
Được biết, Car Care Day 2015 lần 2 sẽ diễn ra tại SVĐ Quân khu 7, TP.HCM từ ngày 19-20.12 tới. Giống như tại Hà Nội, Car Care Day 2015 ở TP.HCM ngoài chăm sóc xe vẫn tập trung vào thông điệp “Không nhắn tin khi lái xe” nhằm hướng tới một giao thông an toàn hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.