Nhận trụ sở mới, vẫn giữ trụ sở cũ- các bộ, ngành đang tư lợi

26/10/2015 06:00 GMT+7

Nhiều cơ quan bộ, ngành Trung ương sau khi được nhận đất và di dời trụ sở đến vị trí khác, cơ sở cũ thường không được bàn giao lại cho Hà Nội mà lại được chuyển đổi mục đích sử dụng, hoặc làm nhà ở, hoặc làm trung tâm thương mại ...

Nhiều cơ quan bộ, ngành Trung ương sau khi được nhận đất và di dời trụ sở đến vị trí khác, cơ sở cũ thường không được bàn giao lại cho Hà Nội mà lại được chuyển đổi mục đích sử dụng, hoặc làm nhà ở, hoặc làm trung tâm thương mại ... 

Đất cơ quan nhà nước đang được tận dụng vào các mục đích khác - Ảnh: A.VĐất cơ quan nhà nước đang được tận dụng vào các mục đích khác - Ảnh: A.V
Đó là một thực tế khó tin được ghi trong báo cáo về "Tình hình triển khai Luật Thủ đô năm 2015" của UBND thành phố Hà Nội gửi Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố trước kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII.
Báo cáo của UBND Hà Nội viết: "Hiện nay, trên địa bàn thành phố có nhiều trụ sở của các bộ, ngành Trung ương, đóng trên địa bàn đang thực hiện sắp xếp, di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, các diện tích đất sau khi di dời vừa qua phần lớn được đầu tư các công trình nhà ở, trung tâm thương mại, do đó ảnh hưởng rất lớn đến quy hoạch chung Thủ đô. Nguồn thu tiền sử dụng đất các dự án này được dùng để đầu tư trở lại cho các bộ, ngành là chưa phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Điều 15 Luật Thủ đô "
Quản lý theo kiểu này, "đất vàng" thì mất (khi chủ đất vẫn là bộ, ngành đó) mà nhà nước vẫn phải cấp đất mới. Chúng ta luôn trong tình trạng bội chi ngân sách và đây chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp. Thế mà câu chuyện rất ư vô lý này vẫn tiếp tục mà không hề thấy được điều chỉnh.
Lâu nay, các bộ, ngành vẫn kêu khổ vì cơ sở hiện tại của mình chật chội, cũ nát... không theo kịp với sự phát triển của đất nước. Những tưởng Trung ương sẽ xem xét và giao thành phố Hà Nội bố trí địa điểm mới, phù hợp rồi Chính phủ rót tiền xây dựng. Và tôi nghĩ điều đó cũng đúng, nhất là quy hoạch Thủ đô nhìn ở tầm xa, các cơ quan hành chính cao cấp cũng không nên tại vị nơi cũ. Chỉ có cách ra ngoại ô một chút, nó mới có khả năng đầu tư và xây dựng tương xứng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì không như vậy. Các bộ ngành vẫn nhận đất, nhận tiền xây trụ sở mới nhưng lại không trả lại trụ sở cũ, vốn là các công thự cũ, nằm ở các vị trí “đất vàng”. Báo cáo của UBND TP Hà Nội chỉ rõ: Ngoài việc bộ nọ, ngành kia giữ lại "đất vàng" trong thành phố, họ thường dùng nguồn tiền có được nhờ đấu giá sử dụng đất tiếp tục xây dựng trung tâm thương mại để cho thuê, hay làm chung cư cho CBNV của bộ mình.
Quản lý theo kiểu này, "đất vàng" thì mất (khi chủ đất vẫn là bộ, ngành đó) mà nhà nước vẫn phải cấp đất mới. Chúng ta luôn trong tình trạng bội chi ngân sách và đây chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp. Thế mà câu chuyện rất ư vô lý này vẫn tiếp tục mà không hề thấy được điều chỉnh.
Ai hưởng lợi trong câu chuyện này? Tôi không nói thì tất cả chúng ta đều hình dung được. Lẽ ra, nguồn thu từ tiền sử dụng đất phải chuyển hết vào ngân sách nhà nước để nhà nước dùng tiền đó đầu tư trở lại cho các bộ ngành xây trụ sở mới.
Chúng ta có thể tổ chức đấu thầu công khai các trụ sở cũ và bộ Tài chính (thực ra là Cục Quản lý Công sản) phải là cơ quan chủ trì, có sự kết hợp của chính quyền Hà Nội để giữ lại khoản thu từ đấu thầu. Doanh nghiệp nào trả cao đều được trao quyền sử dụng đất để họ đầu tư và không chịu ràng buộc gì với bộ, ngành là chủ đất trước đây.
Ai cũng có thể nhận ra cách làm giản đơn “dùng mỡ nói rán nó” qua việc cho bán công khai những khu "đất vàng" đó. Bằng cách làm này, tôi nghĩ sẽ có nhiều trường hợp dư tiền để xây trụ sở mới mà vẫn chưa hết tiền bán đấu giá. Tôi đã nhìn thấy có những trụ sở bộ ngành, nếu cho đấu thầu tự do, những khu đất đó có giá trị đến vài chục triệu đô la. Như vậy, Nhà nước sẽ không tốn ngân sách cho việc xây trụ sở mới.
Để đảm bảo thực hiện Điều 15 Luật Thủ đô, TP Hà Nội có đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo Chính phủ sửa đổi Quy định tại QĐ số 09/2007/QĐ -Ttg và QĐ số 140/2008/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp vói quy định của Luật Thủ đô. Đó là: Giao các cơ sở nhà đất cũ sau khi được xây dựng trụ sở mới về cho Hà Nội để thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch. Theo tôi, như vậy là hợp lý và xem như thay cho lời kết của bài viết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.