|
Nút trật tự giao thông
Nhiều nút giao thông tại Đà Nẵng vừa được lắp đặt hệ thống điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn. Đây là sự đầu tư lớn, thiết thực cho công tác đảm bảo ATGT, tránh ách tắc vào giờ cao điểm và hạn chế tai nạn xảy ra. Nhưng, sau một thời gian hệ thống đèn tín hiệu giao thông phát huy hiệu quả tích cực, thì dường như mọi việc lại đâu vào đấy. Lý do là vì lực lượng giám sát tại các nút đèn tín hiệu không thường xuyên đứng chốt như trước. Chỉ cần quan sát tại các chốt giao thông này, có thể thấy tình trạng vượt đèn đỏ, thậm chí cả ô tô; tình trạng rẽ trái cúp cua, người đi bộ sang đường không đi đúng nơi quy định đã dần tái diễn. Ngoài ra còn một số vi phạm khác như xe máy đến sau chờ tín hiệu xanh, thay vì dừng chờ phía sau phương tiện đến trước thì lại vượt lên dừng ở phần đường bên trái; những trường hợp thiếu chú ý khi qua đường giao nhau... gây nên tình trạng phức tạp lúc chuyển động khi đèn xanh bật sáng.
Để duy trì trật tự, giảm tai nạn giao thông, thiết nghĩ cần có những biện pháp tích cực hơn trong công tác tuyên truyền, kiểm soát, xử lý vi phạm tại các nút giao thông. Có thể kết hợp cảnh sát giao thông với công an phường, địa bàn có nút giao thông hay sử dụng loa để hướng dẫn, nhắc nhở trực tiếp người tham gia giao thông, kể cả bộ hành và người điều khiển các loại phương tiện khác chấp hành đúng quy định khi qua nút giao thông.
Ánh sáng
Tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn. Tầm nhìn càng rộng, càng xa giúp cho người điều khiển phương tiện phát hiện tình huống nguy hiểm sớm, phán đoán xử trí được an toàn. Trái lại, phát hiện tình huống gần, muộn hơn thì người điều khiển phương tiện không kịp xử lý sẽ dễ dẫn đến tai nạn; nhất là phương tiện cơ giới có tốc độ cao.
Một vấn đề giao thông hiện nay tại Đà Nẵng đáng chú ý là ánh sáng đèn trên đường phố vào ban đêm. Theo thống kê TNGT của cơ quan chức năng, 2 mốc thời gian có số vụ TNGT cao là lúc trời chưa sáng (5g-6g) và khi trời chập choạng tối (18g-19g). Nhưng với thực tế hiện nay, ánh sáng của điện chiếu sáng trên các tuyến đường phố chưa thực sự phù hợp với thời tiết từng mùa. Vì vậy dẫn đến tình trạng vào mùa đông, trời đã tối sẫm nhưng điện đường chưa bật, trời chưa sáng nhưng đèn đường đã tắt. Điều này rất nguy hiểm cho hoạt động giao thông. Trong khi đó, vào mùa hè thì trời chưa tối đã bật đèn, trời đã sáng nhưng đèn vẫn đỏ.
Với kinh nghiệm của người từng làm công việc chuyên môn về ATGT, tôi đề nghị, để đảm bảo trật tự, hạn chế tai nạn thì các ngành chức năng của TP cần thực hiện một số biện pháp. Cụ thể: Chủ tịch Uỷ ban ATGT với vai trò, trách nhiệm của mình cần chỉ đạo cơ quan quản lý điện chiếu sáng, kiểm tra cụ thể để có chế độ bật - tắt điện đường phù hợp với sáng trời theo thời tiết từng mùa. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng lãng phí, sử dụng điện không hợp lý. Bên cạnh đó, đề nghị nên chăng có quy định xe thô sơ, bộ hành tham gia giao thông phải có đèn báo hiệu. Có như vậy, tình trạng ATGT mới được đảm bảo an toàn, góp phần hạn chế tai nạn.
Hãy kể cho chúng tôi câu chuyện của bạn - Đó sẽ là tiếng chuông cảnh tỉnh giúp ích cho rất nhiều người vì an toàn giao thông. Bạn có thể tự viết bài hoặc nhờ phóng viên ghi lại câu chuyện của mình. Liên lạc qua email: nhanhmotphutchamcadoi@gmail.com hoặc điện thoại: 0935 538 777. |
Đào Hồng Bôn (Đà Nẵng)
>> Nhanh một phút, chậm cả đời: Chuyện con tôi
>> Nhanh một phút, chậm cả đời: Nước mắt của mẹ
>> Nhanh một phút, chậm cả đời: Nỗi niềm mẹ già
>> Nhanh một phút, chậm cả đời: Thủ phạm mang tên 'quá chén
>> Nhanh một phút, chậm cả đời: Cú vấp ngã buồn
>> Nhanh một phút, chậm cả đời: Vướng lao lý vì vài giây lơ là
>> Nhanh một phút, chậm cả đời: Dằn vặt suốt đời vì vài giây ngủ gật
>> Nhanh một phút, chậm cả đời: Nỗi ân hận muộn màng
>> Nhanh một phút, chậm cả đời: Cuốc đi bộ đầu xuân... nhớ đời!
Bình luận (0)