Cấp chỉ tiêu vô căn cứ
Thời gian qua, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh hệ không chính quy (bao gồm liên thông, văn bằng 2, vừa học vừa làm) không dựa trên tiêu chí nào về đảm bảo chất lượng. Hiện các tiêu chí để xác định chỉ tiêu tuyển sinh như tỷ lệ sinh viên/giảng viên, diện tích sàn xây dựng… chỉ tính trên tổng quy mô đào tạo hệ chính quy. Còn hệ không chính quy chỉ dựa vào số chỉ tiêu được giao của hệ chính quy. Ngoài ra, chỉ tiêu này gộp chung vào các hình thức đào tạo mà người học có thể nhận được bằng chính quy hoặc vừa làm vừa học tùy chương trình học (liên thông, liên kết tại cơ sở giáo dục vào ban ngày…). Chính vì thế mà các cơ sở giáo dục có điều kiện nhập nhằng liên kết đào tạo giữa các hệ.
Đó là chưa kể ngoài chỉ tiêu đã được xác định, Bộ còn tiếp tục cấp những chỉ tiêu bổ sung cho các chương trình đào tạo liên kết từ đề nghị của các trường hoặc địa phương nhưng không có căn cứ hợp lý. Chẳng hạn năm 2010, 2011 Bộ cấp chỉ tiêu cho Trường ĐH Y dược Thái Nguyên nhưng lại đào tạo tại ĐH Y Hải Phòng với lý do đào tạo cho doanh nghiệp y tế trên địa bàn Hải Phòng! Nếu như vậy tại sao không cấp chỉ tiêu cho ĐH Y Hải Phòng mà phải cấp cho ĐH Y dược Thái Nguyên?
Cấp phép dễ dãi
Hiện nay việc cấp phép liên kết đào tạo với nước ngoài được giao cho nhiều cơ quan chức năng. Bộ GD-ĐT và các ĐH (hiện nay là 5 ĐH) được cấp phép chương trình liên kết đào tạo trình độ CĐ, ĐH. Trình độ TCCN có thể do Bộ GD-ĐT (nếu là trường trực thuộc Bộ) hoặc do Sở GD-ĐT (nếu là trường trực thuộc tỉnh, thành phố) cấp. Còn liên kết đào tạo trung cấp nghề và CĐ nghề do Bộ và Sở LĐ-TB-XH cấp.
Kết luận thanh tra của các cơ quan chức năng đều cho thấy hầu như tất cả các đơn vị này đã quá dễ dãi trong việc quản lý các đơn vị do mình cấp phép. Bộ và các sở LĐ-TB-XH đã cấp phép cho nhiều đơn vị nước ngoài và trong nước liên kết đào tạo nghề nhưng họ đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ mà các đơn vị này không biết. Thậm chí ĐH Quốc gia Hà Nội còn cấp phép cho cả những đơn vị không có thẩm quyền để đào tạo ĐH, CĐ và sau ĐH .
Ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng: “Đơn vị nào cấp phép thì có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện giấy phép do mình cấp. Họ phải yêu cầu đơn vị được cấp phép báo cáo định kỳ và đột xuất, tổ chức thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện sai phạm. Nếu họ báo cáo không đúng sự thật hoặc không báo cáo mà không phát hiện ra thì là thiếu sót rồi”.
Thế nhưng lâu nay việc xử lý mới chỉ tập trung vào các đơn vị sai phạm mà chưa hề thấy trách nhiệm của cơ quan cấp phép và quản lý. Vì thế mà thời gian qua, việc cấp phép cho các đơn vị liên kết đào tạo diễn ra tràn lan và nhiều sai phạm mà Bộ không thể kiểm soát hết.
GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội, cũng nhận định: “Liên kết đào tạo quốc tế thời gian qua có khiếm khuyết, có hiện tượng tiêu cực nhưng đây là hình thức đào tạo rất quan trọng và cần thiết để giáo dục Việt Nam hòa nhập với giáo dục quốc tế. Chính vì quan trọng như vậy nên càng phải có biện pháp quản lý cho tốt, nếu không sẽ làm ảnh hưởng tới các chương trình liên kết có chất lượng”.
Vũ Thơ
>> Nhập nhằng liên kết đào tạo: Người học chịu thiệt
>> Nhiều sai phạm trong liên kết đào tạo
>> Nhập nhằng liên kết đào tạo: 5 năm đào tạo không phép
>> Nhập nhằng liên kết đào tạo
>> Phạt 6 đơn vị sai phạm liên kết đào tạo gần 250 triệu đồng
>> Dừng các chương trình liên kết đào tạo trái phép
>> Nhiều sai phạm liên kết đào tạo với nước ngoài
>> Nhiều sai phạm trong liên kết đào tạo
>> Loạn liên kết đào tạo
>> Trường ĐH Bình Dương vi phạm liên kết đào tạo
>> Nhiều vi phạm trong tuyển sinh và liên kết đào tạo
>> Mập mờ chiêu sinh, liên kết đào tạo
>> ĐH Quốc tế liên kết đào tạo với ĐH Illinois
Bình luận (0)