Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Thám hiểm đáy biển Kobe (KOBEC) vừa xác nhận về sự tồn tại của một miệng núi lửa vĩ đại bên dưới quần đảo Nhật Bản: Hõm chảo Kikai.
Đang tỏ dấu hiệu đang mở rộng dần theo thời gian, cấu trúc trên được hình thành sau sự kiện siêu phun trào Akahoya cách đây khoảng 7.300 năm, tống ra khoảng 150 km3 vật chất núi lửa.
Sau vụ nổ thảm họa, bể dung nham sụp xuống khoét một lỗ hổng có đường kính hơn 19 km được gọi là Hõm chảo Kikai chìm trong lòng biển.
Giới chuyên gia cho rằng đợt phun trào nhiều ngàn năm trước đã quét sạch nền văn hóa Jomon cổ trên đảo Kyushu vào thời đó.
|
Các nhà nghiên cứu KOBEC dự đoán xác suất xảy ra một đợt siêu phun trào mới là 1% trong 100 năm tới, nhưng nếu viễn cảnh này trở thành hiện thực, ước tính số người chết có thể lên đến 100 triệu người trong trường hợp xấu nhất, theo báo cáo đăng trên chuyên san Scientific Reports.
Nhà khoa học núi lửa của Đại học Kobe, giáo sư Yoshiyuki Tatsumi cho hay nhóm của ông đã đo được vòm dung nham đang trồi lên thềm biển ở độ cao 600 m, chứa khoảng 32 km3 vật chất.
tin liên quan
Hàng chục ngàn du khách mắc kẹt vì núi lửa BaliHõm chảo Kikai lâu nay vốn có lịch sử vô cùng “bạo lực”.
Trước đợt phun trào Akahoya, nó đã hai lần bùng nổ cách đây khoảng 140.000 năm và 95.000 năm.
Bình luận (0)