Theo các nhà tổ chức, phần ngọn của đuốc được tạo hình với 5 cánh hoa anh đào - hình ảnh biểu tượng truyền thống của Nhật Bản - bằng công nghệ tiên tiến trong sản xuất những con tàu siêu tốc hình viên đạn.
Ngọn đuốc dài 71cm, nặng 1,2kg với vật liệu chế tạo màu vàng ánh hồng sáng bóng là nhôm thải xây dựng từ những ngôi nhà tạm được xây cho các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.
|
AFP dẫn lời của nhà thiết kế Tokujin Yoshioka - người có những tác phẩm nổi tiếng thế giới, cho biết: “Những đóa hoa anh đào mà bọn trẻ đã vẽ ở khu vực bị thảm họa tàn phá (ở Fukushima)… đã truyền cảm hứng cho tôi”. Fukushima cũng đã được chọn là điểm bắt đầu cho hành trình rước đuốc Olympic 2020.
Hành trình rước đuốc dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 26.3.2020 và tiến về phía nam đến hòn đảo có khí hậu cận nhiệt đới Okinawa - địa điểm bắt đầu của hành trình rước đuốc Olympic Tokyo 1964 - trước khi quay trở lại phía bắc và đến thủ đô của Nhật Bản vào ngày 10.7. Ông Tokujin Yoshioka cũng cho biết ngọn đuốc đã được thiết kế để ngọn lửa không bị tắt ngay cả trong mùa mưa bão.
tin liên quan
Nhật Bản ‘bật đèn xanh’ tạo điều kiện cho CHDCND Triều Tiên tham dự Olympic 2020Nước chủ nhà Nhật Bản vừa cho biết sẽ xem xét việc cho phép các vận động viên (VĐV) CHDCND Triều Tiên nhập cảnh để tham gia tranh tài tại Olympic 2020. Hiện tại, các lệnh trừng phạt hiện nay đang cấm mọi công dân ở CHDCND Triều Tiền nhập cảnh vào Nhật Bản.
Thảm họa sóng thần hồi tháng 3.2011, kích hoạt bởi trận động đất lớn dưới đáy biển, đã cướp đi sinh mạng của khoảng 18.000 người và nhấn chìm nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khiến các lò phản ứng rò rỉ dẫn đến thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau vụ Chernobyl. Hơn 50.000 người đã không thể quay trở lại quê nhà Fukushima.
Nhật Bản đã đặt tên cho Olympic 2020 là “Thế vận hội tái kiến thiết” và mong muốn giới thiệu sự hồi phục ở những vùng bị tàn phá bởi thảm họa.
Bình luận (0)