Theo AFP, nhà tổ chức địa phương hy vọng sẽ thu thập được khoảng 8 tấn kim loại, bao gồm 40 kg vàng, 4.290 kg bạc và 2.944 kg đồng. Quá trình tái chế sẽ cho khoảng 2 tấn kim loại được sử dụng sản xuất 5.000 tấm huy chương trao tại Olympic và Paralympic 2020. Với lời kêu gọi trên, Tokyo sẽ đi theo bước chân của Brazil, quốc gia cũng làm điều tương tự để sản xuất huy chương ở Olympic 2016 bằng việc thu thập các thiết bị điện tử cũ như tủ lạnh, lò vi sóng, máy vi tính, điện thoại di động...
tin liên quan
Tạm biệt Olympic Rio 2016, hẹn gặp lại ở Tokyo 2020Sau hơn 2 tuần tranh tài sôi nổi, Olympic Rio 2016 đã chính thức khép lại bằng lễ bế mạc diễn ra ở sân vận động huyền thoại Maracana vào sáng nay.
Động thái của chủ nhà Nhật Bản nhằm thực hiện mục tiêu tránh lãng phí trong quá trình đăng cai tổ chức Olympic 2020 vốn gây ra nhiều tranh cãi trong lòng công chúng suốt thời gian qua.
“Máy vi tính và điện thoại thông minh đã trở thành một công cụ hữu ích. Tuy nhiên nó sẽ là lãng phí khi bị loại bỏ do tiến bộ công nghệ.Việc tái chế để làm huy chương cho Olympic và Paralympic 2020 sẽ nhận được đánh giá cao của người dân. Tôi nghĩ rằng đó còn là thông điệp quan trọng cho thế hệ tương lai”, VĐV Nhật Bản Kohei Uchimura, người từng đoạt 3 HCV thể dục dụng cụ tại Olympic, nói với AFP.
|
Nhà vô địch 10 môn phối hợp Olympic Ashton Eaton (Mỹ) cũng lên tiếng ủng hộ ý tưởng tái chế kim loại để sản xuất huy chương của Nhật Bản: “Những câu chuyện thăng trầm, gian khổ của nhiều người xuất phát từ việc theo đuổi để giành được một chiếc huy chương kim loại. Và bây giờ, dự án tài chế kim loại của nước chủ nhà Olympic 2020 không chỉ truyền cảm hứng cho những câu chuyện của VĐV mà mỗi chiếc huy chương cũng có những câu chuyện riêng của nó. Mỗi công dân đều có thể đóng góp vào những câu chuyện nhằm nâng cao nhận thức về một tương lai bền vững và thực hiện một sự đóng góp độc đáo. Họ có cơ hội trở thành một phần của cuộc hành trình Olympic”.
Bình luận (0)