Bài xã luận có đoạn: “ASEAN muốn bắt đầu đàm phán với Trung Quốc nhằm nâng tuyên bố năm 2002 (Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông - DOC) thành bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý hơn. Thiết nghĩ Nhật Bản nên tích cực ủng hộ ASEAN trong vấn đề này. Chúng ta không thể xem tranh chấp ở biển Đông là chuyện của người khác”. Trước đó, giáo sư Ken Jimbo của Đại học Kaio nhận định với báo Japan Times rằng tuy không trực tiếp tham gia tranh chấp, Nhật có thể góp phần ngăn chặn xung đột ở biển Đông bằng cách hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường khả năng và trang thiết bị tuần duyên cũng như nâng cấp các cảng biển.
|
Trong khuôn khổ các hội nghị khu vực ở Bali, Indonesia hồi tuần trước, Ngoại trưởng Nhật Takeaki Matsumoto cũng tuyên bố Tokyo “rất quan tâm và có lợi ích” trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định ở biển Đông.
Tình hình biển Đông gần đây “nóng” lên vì các hành động đơn phương của Trung Quốc nên “Nhật Bản và Mỹ cần hợp tác với ASEAN trong việc yêu cầu Trung Quốc đồng ý xây dựng các quy định có hiệu quả hơn”, Yomiuri Shimbun nhấn mạnh. Bài xã luận còn nhận định hòa bình và ổn định ở biển Đông là lợi ích chung của 18 nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), dự kiến diễn ra tại Bali vào tháng 11. Do đó, các bên cần phải đồng thuận trong việc tạo ra các quy định có giá trị pháp lý. Tham dự EAS sắp tới gồm 10 nước ASEAN, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, New Zealand, Trung Quốc và Úc.
Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang có tranh chấp trên biển và giới quan sát đánh giá Tokyo lo ngại nếu Bắc Kinh đạt mục đích thâu tóm biển Đông thì chuyện tương tự có thể xảy ra ở biển Hoa Đông. Theo Tân Hoa xã ngày 26.7, Trung Quốc vừa tăng cường thêm tàu Hải giám 50 vào đội tuần tra ở biển Hoa Đông. Tàu dài 98m, độ rẽ nước 3.980 tấn, áp dụng hệ thống động cơ đẩy quay tối tân. Tính tới nay, đội tàu hải giám Trung Quốc đã sở hữu 283 tàu, 10 máy bay, hơn 300 xe chuyên dụng và nhiều trang bị tiên tiến.
Trung Quốc xoa dịu Đài Loan Trung Quốc vẫn chưa có phản ứng gì về việc Đài Loan cáo buộc 2 máy bay SU-27 của đại lục xâm nhập không phận đảo này vào ngày 29.6. Cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày 25.7 tuyên bố sẽ tăng cường theo dõi động thái của Bắc Kinh và sẵn sàng ứng phó. Tuy nhiên, hồi tháng 3, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh từng tuyên bố việc triển khai quân sự ở đại lục “tuyệt đối không nhắm vào đồng bào Đài Loan”. “Chúng tôi luôn nghĩ rằng người hai bên nên cố gắng tránh nồi da xáo thịt, chung tay xây dựng một tương lai tươi đẹp”, ông Cảnh nói. Một số nhà phân tích nhận định Trung Quốc đang tìm cách giảm lo ngại từ Đài Loan và lôi kéo đảo này hợp tác trong tranh chấp ở biển Đông. Ngọc Bi |
Văn Khoa - Ngọc Bi
Bình luận (0)