Loại đột quỵ này là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Bệnh xảy ra khi cục máu đông làm nghẽn mạch máu và ngăn chặn máu lưu thông đến não. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất ở Anh, theo Daily Mail.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai (Mỹ) đã phân tích dữ liệu của 190.000 bệnh nhân đột quỵ ở bang New York (Mỹ). Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ 2006 đến 2013.
Nhóm đã đối chiều hồ sơ sức khỏe các bệnh nhân để xem trong vòng 4 tháng trước khi bị đột quỵ, họ có bị nhiễm trùng hay mắc bệnh gì không.
Nghiên cứu phát hiện mối liên kết giữa nhiễm trùng đường tiểu và đột quỵ. Tuy nhiên, họ không tìm ra bằng chứng cho thấy nhiễm trùng đường tiểu có thể gây ra đột quỵ. Họ tin rằng tình trạng nhiễm trùng sẽ làm tăng khả năng bị viêm nhiễm trong động mạch, từ đó góp phần hình thành cục máu đông, theo Daily Mail.
Ngoài ra, một số loại bệnh nhiễm trùng khác cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ gồm nhiễm trùng máu, da, đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác ở vùng bụng.
Tất cả bệnh nhiễm trùng này đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ trong vòng 30 ngày sau khi mắc. Các nghiên cứu sâu hơn cần phải được thực hiện để làm rõ liệu các loại nhiễm trùng khác có liên quan gì với những loại đột quỵ còn lại hay không, tiến sĩ Mandip Dhamoon, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh viêm nhiễm xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường tiết niệu gồm thận, bàng quang và niệu đạo.
Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu cao gấp 30 lần nam giới vì niệu đạo của họ ngắn hơn nam giới và nằm gần hậu môn hơn.
Các thống kê cho thấy hơn 50 % phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu ít nhất 1 lần trong đời và 33 % từng bị ít nhất 3 lần/năm, theo Daily Mail.
Bình luận (0)