Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng |
Ảnh: Thanh Tuấn |
Triển khai Đề án nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 6 tháng đầu năm 2022 Công ty Nhiệt điện Duyên Hải đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0, xây dựng và triển khai giải pháp số hóa, chuyển đổi số trong công hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của Công ty. Từ đây đã giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao năng suất lao động tại Công ty. Mặt khác duy trì ổn định hoạt động SXKD, góp phần cùng EVN và Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện để phát triển kinh tế - xã hội.
20 tỉ Kwh hằng năm để đáp ứng nhu cầu phát triển
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải là đơn vị trực thuộc EVNGENCO1 được giao nhiệm vụ Quản lý vận hành nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 và Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng với tổng công suất 3.178 MW và Cảng biển Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Sản lượng điện sản xuất hàng năm của công ty là khoảng 20 tỉ Kwh, đảm bảo cung cấp điện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
Các nhà máy do Công ty quản lý vận hành được trang bị hệ thống công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất đối với nhà máy nhiệt điện than hiện nay, đảm bảo các chỉ tiêu cao về độ sẵn sàng, hiệu suất, tính ổn định, an toàn và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Công ty hiện cũng đang quản lý đội ngũ nhân sự hơn 1.135 người, hầu hết là lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo... Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Công ty chủ động, linh hoạt tiếp cận tri thức mới, ứng dụng tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng điều khiển trung tâm Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng |
Ảnh: TPCDH |
Một trong những nhiệm vụ tiên quyết của Đề án là hoàn thiện hệ thống quy trình, quy định nhằm chuẩn hóa các nguyên tắc quản lý, điều hành, hình thành hệ thống quản trị tiên tiến và tuân thủ chặt chẽ pháp luật của nhà nước. Bên cạnh đó Công ty cũng tích cực và trách nhiệm trong việc tham gia nghiên cứu đóng góp ý kiến xây dựng các quy chế, quy định của EVN, EVNGENCO1… Đặc biệt là ứng dụng các phần mềm dùng chung, chuyển đổi các dịch vụ nền tảng các ứng dụng CNTT trên 7 phần mềm lõi dùng chung quan trọng của EVN là: ERP, CMIS, PMIS-OMS, Digital Office, EVNHES, HRMS, ĐTXD.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số
Hiện tại, 100% lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên có chức năng, nhiệm vụ đã sử dụng hệ thống văn phòng điện tử D-Office, 100% cán bộ quản lý được cấp chữ ký số; 100% tỉ lệ văn bản được ký số; 100% văn bản được phát hành qua trục liên thông nội bộ tới các đơn vị EVN, EVNGENCO1…
Bên cạnh đó, Công ty cũng tiếp tục áp dụng phương pháp RCM (Reliability Centered Maintenance) trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị. Đây là phương pháp quản trị tiên tiến, được áp dụng trên thế giới và được EVN triển khai áp dụng cho các Nhà máy nhiệt điện từ năm 2017.
Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2022, Công ty tiếp tục áp dụng và hoàn thiện 2 phần mềm quan trọng trong công tác tiếp nhận và quản lý than tại Công ty là phần mềm quản lý điều độ tàu than tại Cảng biển Trung tâm điện lực Duyên Hải. Cùng với đó là hệ thống cải tiến các chế độ vận hành nhập và cấp than Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 thông qua các cải tiến trên máy đánh phá đống giúp tối ưu hóa trong công tác quản lý bốc dỡ than và góp phần quan trọng trong công tác chuyển đổi số tại công ty.
Trung tâm Điện lực Duyên Hải |
Ảnh: TPCDH |
Công ty cũng đang tiếp tục duy trì áp dụng mã vật tư trên ERP vào công tác lập phương án kỹ thuật/dự toán SCTX, SCL để khắc phục được các hạn chế của công tác lập dự toán, quản lý Vật tư - thiết bị bằng mã vạch, sử dụng mã QR để quản lý lý lịch, khiếm khiếm khuyết thiết bị, quản lý vật tư để dễ dàng, nhanh chóng tra cứu thông số, lý lịch, khiếm khuyết thiết bị phục vụ công tác theo dõi vận hành, xử lý sự cố, sửa chữa, đề xuất kế hoạch sửa chữa, giảm thời gian tra cứu, tìm kiếm thông tin,...
Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, bước đầu đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong công tác triển khai Đề án nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời cũng giúp Công ty thực hiện tốt chủ đề năm 2022 của EVN là “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả” và gắn liền với việc nâng cao hiệu quả trong SXKD.
Bình luận (0)