Theo UPI, các chuyên gia của Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã gắn việc tiếp xúc với nhiệt độ cực đoan trong 7 tuần đầu của thai kỳ với sự gia tăng rủi ro sinh non, cũng như việc tiếp xúc kéo dài với cái nóng cực độ.
Những cuộc nghiên cứu trước đây đã gắn nhiệt độ cực đoan với rủi ro sinh non và những biến chứng đối với trẻ sơ sinh do hậu quả của tình trạng nóng và lạnh cực độ. Một số báo cáo thậm chí gắn sự gia tăng rủi ro này với những thay đổi về môi trường do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra.
Trong cuộc nghiên cứu mới, các chuyên gia của NIH chia sẻ nhận định của nhiều người khác rằng tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu có thể dẫn đến những biến đổi cực đoan hơn về nhiệt độ, làm tăng khả năng tiếp xúc đối với các thai phụ vốn cần được cảnh báo về rủi ro này.
tin liên quan
Những thực phẩm giúp mau hồi phục sức khỏe sau khi bị sẩy thaiMột số thực phẩm sau được đưa vào chế độ dinh dưỡng sau khi bị sẩy thai giúp phụ nữ mau hồi phục.
“Phát hiện của chúng tôi cho thấy cần chú trọng hạn chế đến mức tối thiểu việc các bà bầu phải tiếp xúc nhiệt độ cực đoan”, tiến sĩ Pauline Mendola, chuyên gia dịch tễ học tại Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Eunice Kennedy Shriver thuộc NIH và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các chuyên gia NIH đã phân tích hồ sơ y khoa của 223.375 ca sinh đơn, gắn chúng với việc bà mẹ tiếp xúc với nhiệt độ cực nóng hay lạnh dựa trên nhiệt độ bình quân gần bệnh viện nơi những đứa trẻ chào đời.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy phụ nữ tiếp xúc với tình trạng cực lạnh trong 7 tuần đầu của thai kỳ có rủi ro sinh con trước tuần thứ 34 tăng 20%, rủi ro sinh trong thời gian từ tuần thứ 34 đến 36 tăng 9% và rủi ro sinh trong tuần thứ 37 hoặc 38 tăng 3%.
tin liên quan
Tại sao không nên mang thai sau tuổi 35?Mang thai là niềm hạnh phúc và kỳ diệu ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ lớn tuổi mang thai thường phải đối mặt với một số rủi ro đặc biệt nguy hiểm.
Đối với những phụ nữ tiếp xúc với tình trạng cực nóng trong 7 tuần đầu của thai kỳ, rủi ro sinh con trước tuần thứ 34 tăng 11% và rủi ro sinh trong tuần 37 hoặc 38 tăng 4%.
Tuy nhiên, việc chịu đựng tình trạng nóng cực độ trong suốt thai kỳ được ghi nhân làm tăng đáng kể rủi ro sinh non. Phụ nữ chịu nóng trong thời gian từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 21 có rủi sinh con trong thời gian từ tuần thứ 34 đến 36 tăng 18%, và rủi ro sinh trong thời gian từ tuần 37 đến 39 tăng 4%. Việc tiếp xúc với nóng trong thời gian từ tuần 8 đến 14 cũng làm tăng 4% rủi ro sinh con trong thời gian từ tuần 37 đến 38.
tin liên quan
Ăn uống như thế nào khi dùng thuốc tránh thai?Ở một số phụ nữ, việc dùng thuốc tránh thai có thể để lại vài tác
dụng phụ. Đừng quá lo lắng, có nhiều thực phẩm giúp giảm thiểu tác dụng
phụ không mong muốn.
Nhìn chung, việc tiếp xúc với nóng trong suốt thời gian mang thai làm tăng 6-21% rủi ro sinh non, theo các nhà nghiên cứu.
Mặc dù các chuyên gia NIH nói trong báo cáo nghiên cứu rằng các tác động của tình trạng biến đổi khí hậu có thể làm tăng rủi ro sinh non do sự thay đổi về môi trường, nhưng họ cũng cho rằng cần nghiên cứu thêm để hiểu tại sao nhiệt độ tác động đến rủi ro trên.
tin liên quan
Bơm sữa nuôi thai nhi do người mẹ bị hôn mêNgày 15.8, Khoa Nội thần kinh Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang đã làm thủ tục chuyển thai phụ Lê Thị Khéo (38 tuổi, ngụ xã Vĩnh An, H.Châu Thành, An Giang) lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để tiếp tục điều trị.
Bình luận (0)